Dùng chung công nghệ màn hình, chất lượng hình ảnh như thế nào?

Chuyện sản phẩm của nhiều hãng khác nhau sử dụng chung một loại công nghệ màn hình, thậm chí là cùng tấm nền thật ra không mới. Nhưng câu chuyện chất lượng hình ảnh của chúng có như nhau hay không thì vẫn luôn là đề tài bàn tán của nhiều người. Nếu muốn ngắn gọn thì câu trả lời là không, còn chi tiết hơn thì mời bạn tiếp tục tìm hiểu ngay sau đây.
Dùng chung công nghệ màn hình, chất lượng hình ảnh như thế nào?

Dùng chung công nghệ màn hình là chuyện bình thường thôi

Chuyện các hãng khác nhau sử dụng chung một công nghệ màn hình trong sản phẩm là chuyện rất bình thường hiện nay. Điển hình của việc này là Apple sử dụng tấm nền của AMOLED (hay gọi theo cách của họ là Super Retina) do Samsung sản xuất với công nghệ tương tự như các dòng điện thoại Galaxy hay tất cả các TV OLED hiện nay đều sử dụng màn hình WOLED do LG sản xuất. Gần đây thì cộng đồng cũng xôn xao về chuyện Samsung sẽ bắt đầu bán TV sử dụng tấm nền LCD của đối thủ đồng hương LG.

Thiết bị của nhiều hãng lớn như Apple, Sony, Dell,... đều sử dụng tấm nền từ hãng thứ 3

Việc sử dụng những tấm nền từ đối tác thứ 3 cho phép nhà sản xuất thiết bị (TV, điện thoại, laptop,...) tiết kiệm được một phần chi phí và thời gian để nghiên cứu và phát triển tấm nền, để tập trung vào những yếu tố khác. Nó cũng giống như các hãng sản xuất laptop chỉ cần nghiên cứu kiểu dáng và tính năng, CPU thì để Intel với AMD lo vậy.

Khi chi phí được tiết kiệm thì dĩ nhiên nó cũng sẽ tối ưu lợi nhuận cho nhà sản xuất, trong khi người dùng cũng hưởng lợi vì giá thành sản phẩm rẻ hơn. Còn hãng chuyên sản xuất tấm nền màn hình cũng sẽ bán được nhiều hơn (so với tự sản xuất tự sử dụng), dẫn đến doanh thu cao hơn, từ đó có nhiều tiền đầu tư công nghệ mới hơn và sản phẩm sẽ tốt hơn. Đây là tình huống mọi bên đều có lợi. Trừ khi mở ra một công nghệ đột phá như WOLED của LG hay sắp tới là Micro LED (đang được theo đuổi bởi Samsung, Apple, Sony,...) thì việc đầu tư cải thiện công nghệ đã quá phổ biến để cạnh tranh với những thương hiệu vốn đã chiếm lĩnh thị trường trước đó là điều không có lợi về mặt kinh doanh (trừ khi đánh vào phân khúc giá rẻ như các hãng của Trung Quốc).

Tuy nhiên tấm nền không quyết định hoàn toàn chất lượng hình ảnh

Nếu bạn để ý, từ đầu bài đến giờ mình nhắc đến 'tấm nền màn hình' chứ không phải 'màn hình'. Bởi lẽ màn hình được tạo từ 2 yếu tố là 'tấm nền' và 'thuật toán xử lý hình ảnh'. Sở dĩ chúng ta luôn nghĩ tấm nền quyết định chất lượng hình ảnh là bởi vì nó xuất hiện rất nhiều trong những quảng bá về sản phẩm hiện nay, chẳng hạn như TV 'OLED', điện thoại Galaxy với màn hình 'AMOLED' hay điện thoại XYZ với màn hình 'IPS'.

Màn hình AMOLED không đồng nghĩa với việc màu sắc sẽ rực rỡ quá mức

Tấm nền có những thông số cụ thể để giúp các hãng sản xuất quảng bá sản phẩm của mình và gây ấn tượng đến người tiêu dùng, chẳng hạn như độ sáng, độ tương phản, độ sâu màu đen, góc nhìn,... Đây là những yếu tố tuyệt đối mà bạn có thể dễ dàng so sánh giữa tấm nền này với tấm nền khác, giữa tấm nền cao cấp và tấm nền phổ thông. Trong khi đó thuật toán xử lý hình ảnh là yếu tố rất mơ hồ, bởi ảnh hưởng của nó tuy lớn nhưng rất khó đưa ra số liệu tuyệt đối để chứng minh.

Thuật toán xử lý mới là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng hình ảnh cuối cùng

Tấm nền có rất nhiều hãng bán, nhưng thuật toán xử lý hình ảnh thì gần như không có hãng nào chịu chia sẻ cả. Đây là điều hiển nhiên vì với cùng một tấm nền, thuật toán xử lý sẽ quyết định rằng thiết bị của bạn sẽ tận dụng được bao nhiêu phần khả năng của nó. Nói một cách dễ hiểu là một màn hình có thể hiển thị 1 tỷ màu nhưng thuật toán xử lý chỉ đáp ứng được 16,7 triệu màu thì cuối cùng bạn chỉ thấy được 16,7 triệu màu thôi.

Đối với một số thiết bị như điện thoại hay laptop thì thuật toán xử lý hình ảnh tương đối cơ bản, với hiệu ứng cân chỉnh màu được áp toàn khung hình và thường được đảm nhiệm bởi bộ điều khiển tấm nền và GPU. Chẳng hạn việc thay đổi các thông số như độ tương phản, độ sáng hay độ bảo hoà bằng phần mềm thực chất là bạn đã thay đổi thuật toán xử lý hình ảnh để giúp nó tái tạo màu theo ý mình thay vì ý đồ ban đầu của nhà sản xuất.

Nhờ bộ xử lý hình ảnh chuyên biệt nên xem phim trên TV thường cho chất lượng tốt hơn các thiết bị khác

Riêng với TV thì việc xử lý hình ảnh phức tạp hơn rất nhiều. Không chỉ đơn thuần là áp thuật toán xử lý lên toàn khung hình, các dòng TV trung và cao cấp còn có thể phân tích khung hình để tối ưu màu sắc/độ nét cho từng loại chủ thể, chẳng hạn như da người, lá cây, bầu trời,... Chính thuật toán xử lý phức tạp này mà các TV luôn có bộ xử lý hình ảnh chuyên biệt (chẳng hạn X1 Extreme của Sony) và thường sẽ giúp hình ảnh trở nên 'sống động hơn'. Vâng, sở dĩ mình nói sống động là vì bản chất của TV là xử lý hình ảnh sao cho nịnh mắt nhất, còn độ chính xác thì bạn cứ xác định là sai bét nhè. Và đó cũng là lý do mà TV thường có độ trễ tín hiệu (khoảng thời gian từ lúc bạn thao tác đến khi nó xuất hiện trên màn hình) cao hơn nhiều so với màn hình máy tính.

Và nhắc đến việc nịnh mắt, bạn có biết rằng:

Tất cả các màn hình hiện nay đều cân chỉnh theo ý đồ của nhà sản xuất

Chế độ màu sắc mặc định của các thiết bị hiện nay thực chất được tạo ra bởi ý đồ của nhà sản xuất. Nhiều người cho rằng màn hình của AMOLED của Samsung tái tạo màu sắc rực rỡ một cách thái quá, nhưng thực chất cái phong cách 'cường điệu' màu sắc đó nó được hãng điện tử Hàn Quốc sử dụng trên toàn dải sản phẩm của mình vì họ cho rằng nó thu hút người dùng nhất. Đơn cử là iPhone X sử dụng cùng công nghệ màn hình AMOLED như điện thoại Galaxy nhưng màu sắc thì dịu hơn. Trong khi đó TV Samsung dù sử dụng tấm nền của hãng nào đi chăng nữa (Sharp, AUO, LG hay chính Samsung) thì đều sử dụng chung một phong cách màu với sự khác biệt là rất ít.

Các dòng TV phổ thông có rất ít tuỳ chọn về cân chỉnh màu khả năng tấm nền hạn chế

Dĩ nhiên, ý đồ của nhà sản xuất không chỉ giúp các sản phẩm của mình có hình ảnh bắt mắt nhất mà còn là để che giấu nhược điểm của phần cứng. Chẳng hạn như các tấm nền LCD hiện nay thường được cân với độ sáng rất cao, nhằm tạo cảm giác độ tương phản tốt hơn vì chúng không thể hiện được màu đen sâu như OLED. Đối với những dòng TV phổ thông, tuỳ chọn cân chỉnh của người dùng cũng bị hạn chế rất nhiều do nhà sản xuất lo ngại việc chỉnh quá tay dẫn đến một số hiện tượng không mong đợi như banding (những dải màu hiện rõ trong những vùng đáng ra phải chuyển màu một cách mượt mà). Ngược lại các mẫu TV và điện thoại cao cấp thường có rất nhiều tuỳ chọn cân chỉnh vì khả năng của phần cứng tốt hơn.

Lời kết

Tóm lại thì việc sử dụng chung một loại tấm nền không đồng nghĩa với việc chất lượng hình ảnh của những thiết bị cũng sẽ giống nhau, nó còn phụ thuộc vào yếu tố xử lý của từng nhà sản xuất. Thậm chí ngược lại, nhiều tấm nền của các hãng khác nhau sử dụng trên cùng loại thiết bị vẫn có thể được đưa về một chuẩn hình ảnh (tương đối) giống nhau.

Chính vì vậy mà quan điểm chất lượng hình ảnh phụ thuộc hoàn toàn vào tấm nền là không chính xác, chúng ta phải cân nhắc thêm những yếu tố thuật toán/phong cách xử lý hình ảnh của hãng sản xuất nữa. Mà theo kinh nghiệm của mình, chuyện màu sắc quá rực rỡ thường ít khi là lỗi, đó là tính năng của nhà sản xuất

TIN LIÊN QUAN

Đến năm 2022, sản lượng tấm nền OLED sẽ tăng 300%

Hãng phân tích thị trường IHS vừa đưa ra số liệu dự đoán sản lượng tấm nền OLED sẽ tăng 300% trong vòng 5 năm tới. Lý do là ngày càng nhiều thiết bị tận dụng công nghệ ngày, trong đó có thể kể đến như TV, điện thoại, màn hình máy tính,.. 2 hãng dẫn

Samsung phát hành một video quảng cáo về màn hình Super AMOLED tuyệt vời trên những model cao cấp

Những ngày vừa qua, chiếc Pixel 2 XL đã liên tục gặp các lỗi liên quan đến màn hình OLED, ảnh hưởng khá lớn đến quyết định mua máy của người dùng. Có vẻ như muốn thêm muối vào vết thương của Google, mới đây Samsung đã phát hành một video quảng cáo

Apple mua lại công ty làm sạc không dây, rất có thể sẽ lại mang tiền về cho Samsung

Thương vụ mua lại công ty chuyên làm sạc không dây PowerbyProxi của Apple rất có thể sẽ lại tiếp tục mang tiền về cho... Samsung như những lần...

Làm màn hình cho iPhone X, Samsung có thể đã thu về 22 tỉ USD

Samsung Display dự kiến sẽ bán được khoảng 180 đến 200 triệu tấm nền OLED cho Apple để sử dụng trên iPhone X. Trong năm 2017, họ đã bán được 50 triệu tấm nền này cho Apple.

Apple muốn tự phát triển OLED để dần dần bớt phụ thuộc Samsung?

Theo tờ Digitimes, Apple sẽ tự phát triển cơ sở sản xuất OLED của riêng mình để có thể kiểm soát tốt hơn chất lượng và cấu hình theo ý muốn của hãng. Hiện tại hãng đang phải đặt hàng Samsung để làm tấm nền OLED cho iPhone 8, nhưng khi hai bên cạnh

Tại sao đến Phone X Apple mới sử dụng màn hình OLED?

Màn hình OLED giúp iPhone X tạo được sự khác biệt rõ ràng với hai chiếc iPhone ra mắt cùng thời điểm là iPhone 8 và iPhone 8 Plus, đồng thời giúp sản phẩm được giới chuyên môn đánh giá rất cao về chất lượng hiển thị hình ảnh.

Samsung khẳng định màn hình OLED sẽ không được tích hợp trên Tivi

Đại diện của Samsung cho biết hãng không có ý định dìm hàng đối thủ, thay vào đó chỉ là cung cấp thông tin đến cho người sử dụng. Hãng cho biết lý do mà TV OLED có hiện tượng lưu hình (burn in) là vì nó sử dụng chất liệu hữu cơ, và ví nó như nước

iPhone đã theo sau Android như thế nào trong những năm gần đây?

10 năm trước, Apple là người đã khai phá kỉ nguyên smartphone với chiếc iPhone đời đầu – iPhone 2G. Những thế hệ iPhone ra mắt sau đó cho thấy sự tiện dụng tuyệt đối của điện thoại thông minh, giúp Apple thu hút khách hàng và quật ngã những gã khổng

THỦ THUẬT HAY

Giải phóng dung lượng trên Windows 10 bằng cách xóa các tệp tin tạm thời

Mỗi khi bạn tạo một tập tin hay ứng dụng nào đó, thường có các tập tin tạm thời (temporary file) đính kèm tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng tại thời điểm hiện hành. Như vậy, khi không sử dụng đến, các tập tin tạm thời

Hướng dẫn sử dụng phím tắt hiệu quả trên Windows 10 dành cho laptop Hyundai Hybook Celeron

Chi tiết các phím tắt thuận tiện trên laptop Hyundai Hybook Celeron chạy Windows 10 bản quyền.

Cách dùng BitLocker để mã hóa dữ liệu trên Windows 8

Microsoft cung cấp cho người dùng công cụ mã hóa BitLocker để đảm bảo dữ liệu của người dùng được bảo vệ ở mức độ cao nhất. Nếu bạn có một số dữ liệu quan trọng cần lưu trong ổ cứng máy tính hoặc ổ USB flash, bạn có

Cách báo cáo sự cố trên Facebook chỉ với vài cú lắc điện thoại siêu dễ

Bạn muốn báo cáo sự cố trên Facebook nhưng không biết báo cáo lỗi đó ở đâu. Hôm nay mình sẽ chỉ cho các bạn cách báo cáo sự cố trên Facebook chỉ với vài cú lắc điện thoại nhé...

Những tính năng giúp bạn làm chủ WhatsApp dễ dàng hơn

WhatsApp là một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất trên thiết bị di động. Để hiểu rõ hơn về WhatsApp cũng như cách sử dụng. Trong bài viết dưới đây Quản trị mạng sẽ giới thiệu cho bạn 10 thủ thuật hay giúp bạn

ĐÁNH GIÁ NHANH

iPhone 13 Pro Max nếu dùng bộ sạc công suất lớn sẽ có thể sạc nhanh hơn

Tốc độ sạc của iPhone 13 Pro Max vừa được một kênh Yotube thử nghiệm qua đó phát hiện chi tiết gây bất ngờ khi có tốc độ nhanh hơn iPhone 12 ...

Thời lượng thực tế viên pin dung lượng 4.230 mAh của OPPO A7

Là một chiếc smartphone tầm trung nhưng OPPO A7 lại được trang bị viên pin dung lượng lên tới 4.230 mAh cho khả năng sử dụng thoải mái trong 1 ngày. Để biết rõ hơn thì mời bạn xem bài đánh giá sau đây.

4 lý do nên mua Apple Watch ngay thời điểm hiện tại

Từ xưa đến nay, các sản phẩm của Apple luôn nhận được nhiều sự tin tưởng ủng hộ của người dùng. Chúng ta không còn quá xa lạ với chiếc đồng hồ thông minh Apple Watch đầy tinh tế, sang trọng khiến người dùng “mê mẩn”