Smart Contract: Định nghĩa thú vị và cách vận hành trong thế giới Blockchain

Smart contract là một kĩ thuật mới cho phép đàm phán tự động, hoàn thành và thực hiện các điều khoản thỏa thuận trong thế giới Blockchain.

Gần đây tôi có hỏi một người bạn của tôi anh ấy nghĩ gì về “Smart contract” này. Anh ấy là một người phát triển và tôi nghĩ rằng anh ấy có thể sẽ có những phát hiện thú vị. Trước sự ngạc nhiên của tôi, anh ấy không hề biết Smart contract là gì. Tôi đã thật sự ngạc nhiên vì chúng tôi đã dành hơn một năm để thảo luận về cryptocurrency, các điều luật SEC và rất nhiều chủ đề khác liên quan đến Blockchain. Làm thế nào mà một người tìm hiểu sâu về lĩnh vực máy tính lại không biết Smart contract là gì?

Vâng và sự thật là biết Smart contract có thể gây ra nhiều nhầm lẫn cho những người đam mê crypto hơn là bất cứ khái niệm khác liên quan đến lĩnh vực này. Thế nên, nó hoàn toàn không phải là một khái niệm dễ để giải thích, đặc biệt là với những người chỉ mới bước vào thế giới Blockchain. Kết quả là khái niệm này vẫn bị bao phủ bởi sự bí ẩn nên tôi mong rằng bài viết này có thể vén bức màn bí ẩn đó lên.

Smart contract là gì?

Smart contract là một kĩ thuật mới chỉ có thể kích hoạt thông qua việc sử dụng blockchain. Định nghĩa trước giờ của hợp đồng là một bản thỏa thuận được sự đồng ý của hai phía và được bảo vệ bởi pháp luật. Smart contract mang tính kĩ thuật số, được lưu trưc trong Blockchain và tất cả các thỏa thuận của nó được thực thi bới mật mã crypto.

Nói một cách khác, Smart contract đơn giản là những chương trình phần mềm và như tất cả các chương trình khác, chúng thực hiện chuẩn xác những gì đã được lập trình sẵn. Smart contract hoạt động như những ứng dụng được thiết lập sẵn: “Nếu điều này xảy ra, hãy làm việc đó.”

Cơ bản là thông qua những thuật toán, Smart contract có thể thương lượng các điều khoản của thỏa thuận, tự động xác minh việc thực hiện và thậm chí thực thi các điều khoản đã thỏa thuận mà không cần đến một tổ chức nào phê duyệt khi công ty đã đạt được thỏa thuận. Smart contract khiến cho bên trung gian như công chứng viên, công ty và luật sư gần như không cần thiết.

Tôi hiểu là các bạn vẫn còn có chỗ khó hiểu, hãy tiếp tục theo dõi nào.

Smart contract hoạt động như thế nào?

Ý tưởng của “hợp đông thông minh” được hình thành vào năm 1993 bởi nhà khoa học máy tính kiêm người mã hóa Nick Szabo.

Trong luận văn vào năm 1994, Nick viết: “Các mục tiêu chung của Smart contract là để thỏa mãn các điều kiện hợp đồng phổ biến (như điều khoản thanh toán, các khoản nợ, bảo mật và thậm chí là thực thi). Nó cũng giúp giảm thiểu tói đa sự phụ thuộc vào bên trung gian đáng tin cậy. Các mục đích liên quan đến kinh tế gồm giảm thiểu gian lận, phí thực hiện và các phí giao dịch khác. Có nhiều công nghệ tồn tại hiện nay có thể xem là Smart contract ở dạng thô sơ như cổng POS và thẻ tín dụng, EDI và băng thông mạng công cộng.

Dù rằng Smart contract chỉ có thể hoạt động nhờ vào sự xuất hiện của Bitcoin vào năm 2009, Ethereum mới thực sự là công cụ điều khiển toàn bộ, giúp ta có thể hoàn thiện và lưu trữ các Smart contract tại các cổng phân phối chính. Nền tảng Ethereum đã được thiết kế đặc biệt để thực hiện Smart contract, giúp cả giao dịch và ICO hoạt động trơn tru. Bằng rất nhiều cách, Smart contract là khu nhà chính của toàn bộ hệ thống Blockchain. Bên cạnh đó, rất nhiều công ty startup về Blockchain đang phụ thuộc vào sự tiến hóa và mở rộng của các Smart contract này.

Smart contract sử dụng mạng lưới các nút để xác thực khi các khía cạnh của thỏa thuận được hoàn thành. Chúng không cần người trung gian như luật sư để xác nhận sự tồn tại của các khía cạnh trên. Hệ thống này còn giúp các Smart contract trở nên minh bạch và dễ theo dõi bởi tất cả các bên liên quan. Thế nên, niềm tin giữa các bên không còn là điểm gây nhiều tranh luận nữa.

Ví dụ cho việc làm sao bạn có thể sử dụng Smart contract

Bằng rất nhiều cách, Smart contract giống như các hợp đồng ta có thể kí để mua xe. Tuy nhiên bây giờ các hợp đồng đó được tự động hóa và niềm tin sẽ được bảo vệ thông qua kĩ thuật số.

Nick Szabo đã viết trong bài luận của anh ấy: “Chúng ta có thể mở rộng khái niệm của Smart contract ra đến các tài sản. Tài sản thông minh có lẽ được tạo ra bởi các Smart contract được cài vào các đồ vật cụ thể. Ví dụ như khi một chiếc xe không thể hoạt động trừ khi các quyết định chính xác được hoàn thành với đầy đủ quyền sở hữu để ngăn chặn khả năng bị cướp.

Nếu khoản vay được mượn để mua chiếc xe ấy và người sở hữu không thể trả tiền, Smart contract có thể tự động xác nhận khoản nợ và trả quyền quản lí chìa khóa xe về cho ngân hàng.”

Sau đây là một vài ví dụ của Smart contract:

*Voting:

Vì chiến dịch bầu cử tống thống Mĩ lần trước rất nhiều biến cố, sự trung thực của hệ thống bình chọn hiện nay được thách thức nhiều lần bởi các nhà chính trị và người đi bầu chọn. Điều đó là gian lận hay không? Với Smart contract, nó gần như là không thể để gian lận bằng bất cứ giá nào.

Nếu tất cả các bình chọn được lưu trữ trên Blockchain, nó giúp chúng ta có thể hack và giải mã chúng. Thêm vào đó, bản chất tự động hóa của Smart contract có thể giúp quy trình cồng kềnh trở nên đơn giản và hoàn toàn qua mạng. Startup Blockchain như Horizon State mong muốn một hệ thống bình chọn minh bach và không thiên vị khắp thế giới.

*Chuỗi cung ứng:

Gần như các chuỗi cung ứng đang bị cản trở bới hệ thống hợp đồng giấy tờ và phải trải qua rất nhiều quy trình. Cướp, mất và gian lận là điểm chung dẫn đến sự tăng về nhu cầu sử dụng của hệ thống này. Blockchain và Smart contract làm giảm các rủi ro trên bằng cách cung cấp một hệ thống minh bạch và an ninh hơn cho tất cả các bên. Nó có thể tự động hóa các công việc và giao dịch, và thậm chí còn có thể giới hạn lại hành vi dựa trên các quy luật được thiết lập sẵn.

*Ô tô lái tự động:

Dạo gần đâu tôi được làm quen với một em bé sơ sinh của một người bạn. Đứa bé có thể chỉ mới vài tháng tuổi. Vì một số lý do kì lạ, một trong những suy nghĩ đầu tiên của tôi chính là một ngày đứa trẻ đủ lớn để lái xe được thì xe tự lái có khi đã trở thành văn hóa. Sự thật là, hầu như mọi thứ thuộc về ô tô sẽ được tự động hóa. Và Smart contract sẽ là điều dẫn dắt sự tự động hóa này.

*Bất động sản:

Lấy một ví dụ là bạn thuê một căn hộ cho một tuần qua Airbnb, và đây là một bản của Airbnb tồn tại trên Blockchain và bạn có thể trả bằng cryptocurrency. Sau khi thanh toán, bạn sẽ nhận được hóa đơn điện tử, được tiến hành bằng một mã của Smart contract. Smart contract sẽ kiểm tra xem bạ đã nhận được chìa khóa của phòng hay chưa. Nếu bạn không nhận được chìa khóa của căn hộ đó, Smart contract sẽ tự động hoàn trả lại cho bạn.

Dĩ nhiên là hệ thống này sẽ hoạt động tốt nhất khi mà chìa khóa như nhà hay xe của bạn được gắn với internet. Đó là lý do tại sao sự phối hợp của IOT (Internet of Things) và Blockchain sẽ trở nên rất lớn trong tương lai, giúp cho số lượng lớn các giao dịch liên ngành sẽ diễn ra thuận lợi.

*Chăm sóc sức khỏe:

Chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực rất phức tạp và. Smart contract giúp chúng ta có thể giúp đẩy nhanh quá trình của việc xác nhận và cấp giấy phép cho các vấn đề như thử nghiệm bảo hiểm, bảo vệ dữ liệu của bênh nhân, tuân thủ quy đình và thậm chí là cung cấp sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

*Tài chính:

Ngân hàng có thể xem như là lĩnh vực mở cửa cho Blockchain và Smart contract bổ sung cho nhau. Nó không khó để hiểu rằng khi nào bạn cần cân nhắc về số lượng tiền lớn có thể được lưu trữ vởi sự đa dạng về mặt vận hành tài chính, bao gồm cả các giao dịch quốc tế.

*Các vấn đề pháp lí:

Như tôi đã đề cập ở trên, các hợp đồng truyền thống thường dựa trên các luật sư hoặc công chứng viên để giải quyết các mâu thuẫn và đảm bảo tất cả các thỏa thuận đều được sự đồng ý cả hai bên. Và với Smart contract, nó sẽ tự động các bước này với phương pháp minh bạch và hoàn toàn có thể tra cứu được. Khi bạn đắn đo về khoản tiền lớn và thời gian có thể tiết kiệm được, Smart contract giúp ta có thể hoàn toàn bỏ qua việc nhờ đến luật sư hay các công chứng viên ở giữa của quy trình.

*Các biến chứng:

Mặc dù công nghệ mới này có nhiều sức mạnh, chúng ta dường như vẫn còn rất xa để đạt được khả năng khai thác nó để hoạt động chéo ở nhiều lĩnh vực. Có rất nhiều lý do cho nhận định này và và lý do đầu tiên là bởi Smart contract có thể trở nên rất phức tạp. Các Smart contract, thường cần đến nhiều hơn một để có thể hoàn thành các công việc. Một mạng lưới gồm nhiều Smart contract liên kết với nhau thì mới đảm bảo có thể quản lí được hết các kết quả có thể xảy ra. Điều này có thể trở thành một trở ngại cho các nhà lập trình trong quá trình thai nghén ra công nghệ này. Trí tuệ nhân tạo (AI) có những tiềm năng để sắp xếp và quản lí quy trình này. Cho đến lúc đó, những lỗi có thể xảy ra khi Smart contract phải xử lí các giao dịch cực kì phức tạp có thể diễn ra rất thường xuyên.

Lý do thứ hai là công nghệ này hoạt động tốt nhất với IoT. Nếu thiếu IoT, bản thân Smart contract sẽ không thể tương tác với thế giới thực. Smart contract cần một thực thể, có thể gọi là “nhà tiên tri” giúp chúng biết được khi nào thì công việc hoàn thành. Điểm “chí mạng dẫn đến thất bại” này khiến cho Smart contract ít tập trung và an toàn hơn.

Lý do thứ ba và cũng là lý do lớn nhất: Smart contract là những chương trình. Điều gì sẽ xảy ra nếu các chương trình dính lỗi? Sau tất cả thì những chương trình này đều được lập trình bởi con người và những xâm nhập gây hại cho chúng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Khi Ethereum vận hành lần đầu tiên, đã có lỗi xảy ra ở hệ thống smart contract và một vụ cướp hàng triệu đô la Ethereum đã diễn ra một cách dễ dàng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các nhà phát triển phải tạo nên Ethereum Classic.

Điều gì sẽ xảy ra nếu một bên sử dụng Smart contract để gửi đi các thông tin sai lệch? Điều gì sẽ xảy ra nếu cô ấy hay anh ấy gửi một chiếc chìa khóa sai đến khách hàng Airbnb? Nếu xảy ra lỗi với hợp đồng truyền thống, bên tham gia có thể thử thách họ trước tòa trước khi các sự kiện diễn ra nhưng với Smart contract, hợp đồng sẽ vẫn được thực hiện bất chấp tất cả.

Những vấn đề gây tranh cãi ở trên và nhiều nữa khiến cho những người kinh doanh khó có thể chấp nhận và sử dụng Smart contract. Nhưng dù vậy, hầu hết các nhà hâm mộ như bản thân tôi tin rằng các nhà phát triển và AI sẽ tìm ra và khắc phục được các vấn đề trên. Thử nghiệm và lỗi như là bạn của họ vậy. Sau tất cả thì Internet cũng mất rất nhiều thế kỉ mới có thể lớn mạnh như hiện nay, và bản thân nó vẫn còn rất nhiều vấn đề và các biến chứng.

Tại sao Smart contract là tương lai của chúng ta?

Tôi không có bất cứ nghi ngờ gì về việc Smart Contract sẽ trở thành một phần trong tương lai của chúng ta. Thậm chí hôm nay, những ưu điểm đã nhiều hơn so với các khuyết điểm. Một cách rõ ràng là các gian lận và tính bất biển đã giảm thiểu nhiều, khiến cho Smart Contract trở nên đáng tin cậy hơn cho hầu hết các lĩnh vực kinh doanh hiện nay.

Đây là một số lợi ích thêm vào khi sử dụng Smart Contract trong việc kinh doanh của bạn:

Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn. Không cần đến các bên trung gian để gầy dựng niềm tin, các doanh nghiệp có thể liên kết trực tiếp với khách hàng.

Việc vận hành của nhân viên không ảnh hướng đến năng lực của nó. Sự phân cấp có nghĩa chúng ta không phải lo lắng về việc mất dữ liệu. Blockchain và Smart contract sẽ tiếp tực vận hành dù có chuyện gì xảy ra.

Cắt giảm ngân sách? Loại bỏ những người trung gian có nghĩa là chi phí sẽ ít lại. Cho phép tôi hỏi bạn một lần nữa, luật sư của bạn đã báo giá bao nhiêu?

Giữ lại dữ liệu các giao dịch. Vì Smart contract được phát triển thông qua Blockchain, điều đó có nghĩa là tất cả dữ liệu được lưu trữ và sắp xếp theo thứ tự thời gian và rất dễ dàng để truy cập. Các tài liệu của bạn được nhân bản nhiều lần trong các nút thuộc mạng lưới lớn.

Tốc độ nhanh hơn. Không bao gồm các bước thêm vào khi làm việc với các bên ở giữa như hợp đồng truyền thống, công việc được tự động hóa bởi Smart contract diễn ra nhanh hơn rất nhiều.

Nguồn: Cryptovest

TIN LIÊN QUAN

Verge XVG thông báo tích hợp hệ thống Smart contract

RSK(Rootstock) là nền tảng nền tảng smart contract mà Bitcoin đang phát triển, theo lộ trình RSK cùng với Lighting network là 2 dự án quan trọng mà đội ngũ phát triển Bitcoin tập trung nguồn lực trong năm 2018. Có trụ sở tại Buenos Aries, RSK tuyên

[Infographic] Sức mạnh của Hợp đồng thông minh trên Blockchain

Là một công nghệ nền tảng mà mọi thứ có thể được xây dựng trên đó, các ứng dụng tiềm năng của blockchain đi xa hơn, thay vì chỉ là các khoản thanh toán hoặc tiền điện tử. Trên thực tế, blockchain có thể cách mạng hóa cách chúng ta tương tác với sở

Phân khúc thị trường coin 2: Platform

Khoảng cuối năm 2017 chứng kiến sự thành công của Crypto Kitty nhưng Ethereum lại chậm đi 15%(chỉ do 1 ứng dụng), điều này cho chúng ta thấy một dApps có thể là mảnh đất màu mỡ để phát triển nhưng blockchain cần phải hoàn thiện hơn các tính năng

Tìm hiểu về các đồng tiền điện tử: Tezos (TZX) là gì?

Cơ bản mà nói, mục tiêu của Tezos là một blockchain nhưng được nhấn mạnh khả năng tự điều chỉnh, khả năng này cho phép mỗi cải tiến hay công nghệ được cập nhập trên Tezos đều sẽ không gây ra phân tách như Bitcoin và Ethereum.

Blockchain: công nghệ cách tân ngành hội họa?

Phiên đấu giá sẽ do Dadiani Fine Art tại quận Mayfair, thủ đô Luân Đôn tổ chức, hợp tác với nền tảng blockchain Maecenas Fine Art. Nhìn chung, 49 phần trăm tác phẩm của nghệ sĩ Warhol sẽ được trưng bày cho mục đích thương mại vào ngày 20/06, và nhà

GettingRich – Kỳ 2- Lựa chọn kênh đầu tư khôn ngoan

Dù có rất nhiều kênh để đầu tư nhưng gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn luôn giữ được tính hấp dẫn riêng vì lãi suất hấp dẫn và độ an toàn cao. kể cả những người có khoản tiền nhàn rỗi cho đến những người cố gắng dành dụm đều tìm đến ngân hàng để gửi tiền.

ONT hợp tác với CarBlock, lấn sân sang ngành công nghiệp ô tô tự động

CarBlock hoạt đông trên 410.000 và cung cấp các ứng dụng đã triển khai vào thực tế như cho thuê xe trực tiếp, bảo hiểm ô tô, bảo dưỡng xe hơi và sửa chữa, họ đồng thời sử dụng CAR token làm hệ tiền tệ cho các dịch vụ mua bán xe hơi và mua dữ liệu

Tổng hợp tin tức nổi bật trong ngày (14/7)

Trong 12 giờ qua, Bitcoin đã bảo vệ thành công mức giá trên 6.000 USD, sau khi giảm xuống 6.070 USD vào ngày hôm qua. Nhưng khối lượng giao dịch yếu sẽ khiến giá của Bitcoin phải lao đao trong những giờ tới…

THỦ THUẬT HAY

Cách tạo hiệu ứng phép thuật trên Facebook đơn giản

Thực chất đây là tính năng mới của Facebook chứ không có bí kíp, mưu mẹo gì hết cả. Điều bạn cần làm chỉ là trong bất kỳ trạng thái hay bình luận có nhắc đến ít nhất 1 trong các đoạn chữ sau

Hướng dẫn cách cập nhật Android 12 chính thức trên điện thoại

Android 12 đã chính thức ra mắt với nhiều tính năng thú vị. Và bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cập nhật Android 12 chính thức lên trên điện thoại.

Hướng dẫn sử dụng Keybroad Test trên máy tính

Phần mềm này sẽ giúp cho các bạn kiểm tra bàn phím của mình có bị hư phím, cũ hay mới mua, và phím có nhạy khi hoạt động hay bị rít phím không.

Cách LiveStream game trực tiếp trên Facebook Messenger

Như các bạn đã biết tính năng Instant Games được ra mắt cách đây hơn 1 năm, ban đầu chỉ có 20 game nhưng hiện tại đã là 70, giúp người dùng chơi game thoải mái mà không cần cài đặt. Tính năng Live Stream Game đã bắt

Bỏ qua YouTube, đây là 7 lý do bạn nên xem video trên Vimeo ngay hôm nay

Đừng chìm ngập trong YouTube mà bỏ qua thế giới video online cực kì chất lượng trên Vimeo.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Những đánh giá đầu tiên về OnePlus 5T: Flagship có giá hấp dẫn nhất hiện nay

Về cơ bản, ngoại hình của OnePlus 5T khá giống với người tiền nhiệm của mình, chỉ khác biệt một chút về kích thước khi máy trông dài và to hơn một chút.

Đánh giá Huawei MateBook 13: Hoàn thiện cao cấp, kích thước gọn, màn hình 3:2 là ưu điểm

Trước đây Huawei đã cho ra mắt chiếc MateBook X Pro với màn hình 13.9 và tỷ lệ 3:2 đặc biệt, nằm trong một thân hình mỏng gọn tại thời điểm gần 3 năm trước cùng cấu hình cũng không phải là yếu. Bây giờ, họ giới thiệu

Trên tay Apple Watch Series 7 – Smartwatch mới nhất “nhà Táo” giá bán tương đương một chiếc smartphone

Apple Watch Series 7 ra mắt không có nhiều điểm mới so với phiên bản tiền nhiệm. Tuy nhiên, Apple vẫn đem đến những thay đổi mới đáng chú ý trên mẫu smartwatch mới nay. Những chiếc đồng hồ thông minh Series 7 đã có mặt