Những tác động tiêu cực mà smartphone mang lại cho bạn


Các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu tác hại của việc dành quá nhiều thời gian để nhìn vào điện thoại, việc này thực sự gây ra nhiều tác động xấu đến đời sống thể chất, xã hội và trí tuệ của chúng ta. 

Bài viết này sẽ đưa ra 11 lí do tại sao bạn không nên sử dụng điện thoại quá nhiều. Cùng xem những tác động tiêu cực của việc lạm dụng smartphone do PCMag chia sẻ có đủ sức thuyết phục bạn không nhé. 

1. Nó sẽ làm hỏng đôi mắt của bạn

Những tác động tiêu cực mà smartphone mang lại cho bạn

Mắt người là một cơ quan khá nhạy cảm và dễ bị tác động. Thật vậy, thói quen sử dụng điện thoại liên tục đang khiến đôi mắt của chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các bệnh lí về mắt xuất hiện ngày càng nhiều.

Các chuyên gia cho rằng việc sử dụng màn hình trong thời gian dài có thể gây tác động nghiêm trọng cho sức khỏe của mắt. Những thí nghiệm cho thấy rằng việc tiếp xúc lâu dài với ánh sáng HEV (loại phát ra từ màn hình LCD) sẽ làm hỏng mô võng mạc, đặt màn hình càng gần thì bức xạ đó càng dễ bị hấp thụ.

2.  Làm mọi người xung quanh có cái nhìn tiêu cực về bạn

Một nghiên cứu của Đại học Essex năm 2012 cho thấy việc lúc nào cũng cầm trên tay chiếc smartphone sẽ khiến mọi người có ấn tượng tiêu cực về chúng ta. 

Trong thử nghiệm, họ đã ghép đôi các đối tác để họ đàm thoại và thảo luận về các sự kiện gần đây trong 10 phút. Một nửa trong số các cặp có điện thoại di động nhưng không được sử dụng và một nửa không có điện thoại. Tuy không sử dụng nhưng những người có điện thoại vẫn bị có cái nhìn tiêu cực hơn.

3. Smartphone chứa vi khuẩn gây bệnh

Một điều chắc chắn là hầu như bất kỳ đối tượng nào chúng ta tiếp xúc trong ngày đều có vi khuẩn, smartphone không phải trường hợp ngoại lệ, thậm chí đây còn là vật dụng làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể thông qua tai và miệng.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Y học Nhiệt đới & Vệ sinh Luân Đôn đã xác định rằng cứ 6 điện thoại di động ở Anh thì có một chiếc bị dính phân, và 16% trong số đó mang vi khuẩn E. Coli. 

Việc rửa tay thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu vấn đề này, nhưng điện thoại vẫn là một tác nhân gây bệnh đến cho người dùng, vì vậy cần có cách sử dụng hợp lí để tránh hậu quả đáng tiếc.

4. Hội chứng đau cổ - Text neck

Hiện tượng 'text neck', triệu chứng đau cổ do người sử dụng liên tục cúi đầu nhìn xuống màn hình điện thoại đã xuất hiện trong những năm gần đây. 

Đầu của con người có khối lượng khá nặng, cổ và cột sống của chúng ta được thiết kế để giữ nó ở một góc cố định. Khi chúng ta nghiêng đầu xuống để nhìn vào điện thoại của mình sẽ làm tăng áp lực lên cột sống cổ, từ đó làm đau lưng và đau cột sống cổ.

5. Gây nguy hiểm cho việc lái xe

Nhắn tin hay gọi điện khi đang lái xe là một nguyên nhân lớn dẫn đến tai nạn giao thông trong những năm qua. Theo thống ke, có tới 213.000 vụ tai nạn giao thông trong năm 2011 liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động. 

Một nghiên cứu từ Viện Giao thông Công nghệ Virginia cho thấy những người vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại có khả năng gặp tai nạn gấp đôi. 

6. Ngay cả sử dụng điện thoại khi đi bộ cũng nguy hiểm

Sử dụng điện thoại có thể khiến bạn mất tập trung trên đường phố. Theo báo cáo từ Hiệp hội An toàn Đường cao tốc Hoa Kỳ, sự gia tăng số vụ tử vong của người đi bộ trong năm ngoái một phần là do sự mất tập trung gây ra bởi điện thoại thông minh. 

Ở các nước trên thế giới, các nhà chức trách đã đưa ra hướng giải quyết vấn đề này, có thể kể đến như Trung Quốc, Úc và Hà Lan.

7. Đau tay do nhắn tin – Text claw

Vào năm 2013, thuật ngữ 'Text claw' đã được đưa ra để mô tả tình trạng chuột rút và đau nhức do sử dụng điện thoại di động quá nhiều. Việc dùng tay để giữ và bấm điện thoại có thể dẫn đến các vấn đề về viêm khớp và gân. 

Ngón tay cái là vùng dễ bị tổn thương nhất khi thường được sử dụng để gõ văn bản trên smartphone. Phạm vi chuyển động của ngón tay cái khá thấp, vì vậy nguy cơ tổn thương là khá cao. Một giải pháp cho việc này là sử dụng bút stylus khi gõ, tuy nhiên giải pháp này còn nhiều hạn chế.

8. Ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ

Việc sử dụng smartphone trước khi ngủ đã trở thành thói quen với hầu hết người dùng. Một số nghiên cứu đã tiết lộ rằng việc đặt màn hình LCD gần với khuôn mặt bạn có thể làm đảo lộn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên. Ánh sáng xanh mà chúng phát ra gây ức chế sản xuất melatonin, hormone gây ngủ. 

Mắt chúng ta đã quen với việc hấp thụ ánh sáng xanh từ mặt trời vào ban ngày, vì vậy khi chúng ta nhận được nó vào ban đêm, nó sẽ phá vỡ nhịp sinh học gây nên tình trạng mất ngủ. Chính vì thế, các nhà sản xuất hệ điều hành điện thoại di động đã thêm chế độ ban đêm cho các phiên bản phần mềm của họ.

iOS của Apple có Night Shift, cho phép bạn làm mờ lượng ánh sáng xanh trong những khoảng thời gian nhất định trong ngày, Android có chế độ ban đêm cho điện thoại chạy Nougat trở lên và Amazon có Blue Shadow cho máy tính bảng Fire.

9. Nó làm bạn thêm căng thẳng

Một nghiên cứu tại Đại học Gothenburg ở Thụy Điển đã đo lường tác động của việc sử dụng điện thoại di động đối với những người ở độ tuổi 20 trong suốt một năm. Kết quả cho thấy việc sử dụng điện thoại di động nhiều liên quan trực tiếp đến bệnh trầm cảm ở cả nam và nữ.

Ngoài ra, một nghiên cứu từ Trung tâm y tế Rabin ở Tel Aviv cho biết mức độ căng thẳng oxy hóa tăng đáng kể trong nước bọt của người dùng điện thoại di động, dẫn đến việc giải phóng các gốc tự do có thể gây ung thư và các bệnh khác.

10. Khiến bạn bị ảo giác

Ngay cả khi không nhìn vào điện thoại, nó vẫn có thể làm bạn rối trí. Một giáo sư tại Đại học Indiana đã thực hiện một nghiên cứu về 'hội chứng rung túi ảo'. 89% sinh viên cảm thấy rằng điện thoại di động của họ đang rung ngay cả khi không có. 

Thực tế là bộ não của chúng ta đang được điều chỉnh để liên tục để sẵn sàng nhận các kích thích này. Việc này có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng.

11. Smartphone ảnh hưởng đến não bộ của bạn

Một nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia đã kết nối 47 người với máy quét PET và quan sát hoạt động của não khi giữ chiếc smartphone gần đầu họ. Các nhà khoa học thấy rằng não bộ của họ căng thẳng hơn khoảng 7% nhưng vẫn chưa biết nguyên nhân cũng như ảnh hưởng lâu dài của việc này. 

Tech Funny

Nguồn : http://www.thegioididong.com/tin-tuc/11-ly-do-ban-nen-ngung-lam-dung-chiec-smartphone-cua-minh-1138750

TIN LIÊN QUAN

Những vị trí đặt điện thoại có thể gây nguy hại tới sức khỏe của bạn

Đặt smartphone ở đâu sẽ ít gây hại đến sức khỏe hơn luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Mở Wifi khi ngủ có tác hại thế nào đến sức khỏe con người?

Mở Wifi khi ngủ có tác hại như thế nào? Một thí nghiệm về tác động của Wifi lên các hạt giống đang lên mầm đã khiến nhiều người phải kinh ngạc....

Hậu họa khôn lường khi cho trẻ xem TV nhiều

Thêm một cảnh báo nữa cho các bậc cha mẹ có con nhỏ. Theo một nghiên cứu mới đây, việc trẻ em ngồi xem tivi nhiều sẽ ngăn cản sự phát triển của xương khi lớn lên, dễ mắc loãng xương và gãy xương khi trạc tuổi.

9 nơi mà các nhà khoa học khuyên bạn hạn chế để smartphone

Số lượng người dùng smartphone ngày càng tăng lên và mọi người có xu hướng sử dụng cũng như mang theo thiết bị này mọi lúc mọi nơi

Trò chơi điện tử đã giúp bệnh nhân đột quỵ hồi phục như thế nào?

Các nhà vật lí trị liệu đang sử dụng trò chơi điện tử cho mục đích cao cả hơn. Cụ thể các chương trình phục hồi chức năng trong phòng thí nghiệm...

5 khu vực mà bạn không nên để điện thoại để bảo vệ sức khoẻ của mình!

Để bảo vệ sức khoẻ khỏi các nguy cơ từ sóng điện thoại cùng các nguy cơ khác, đây là 5 khu vực không nên đặt điện thoại mà bạn cần lưu ý.

Đây là những con số đáng để người dùng sử dụng smartphone cẩn thận hơn

Khi mà giá điện thoại ngày càng đắt hơn – những smartphone giá “ngàn đô” không còn hiếm trên thị trường – thì hệ lụy nó mang lại là chi phí sửa chữa cũng đắt đỏ hơn rất nhiều, buộc người dùng phải đắn đo nếu muốn khắc phục.

Bạn nên cập nhật lên iOS 14.8 ngay lập tức để không dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

Apple vừa đưa ra bản update bảo mật trong iOS 14.8, macOS 11.6 và watchOS 7.6.2. Bản cập nhật này sửa một lỗ hổng nghiêm trọng cho phép cái spyware vào thiết bị của bạn theo cách “zero click”…

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn cách sao lưu và đồng bộ danh bạ trên điện thoại Android

Vậy ngay từ bây giờ bạn hãy 'phòng hơn tránh' sao lưu danh bạ của mình ra bộ nhớ trong điện thoại hay thẻ nhớ SD để tiện lưu trữ hay sao chép sang các thiết bị khác. Hoặc bạn có thể sao lưu sang cả máy tính nữa để

Chiếc vòng tay hay chai nước cũng có thể làm mật khẩu bí mật cho smartphone?

Bạn nghĩ sao nếu chính chiếc vòng tay mình đang đeo hay chai nước đang uống cũng có thể làm mật khẩu bí mật cho smartphone? Điều đó hoàn toàn có...

Kích hoạt tính năng bảo mật dựa trên công nghệ ảo hóa mang tên Core isolation

Core isolation là một tính năng bảo mật toàn diện mới, chỉ mới xuất hiện trên phiên bản Windows 10 April 2018. Tính năng bảo mật này sử dụng công nghệ ảo hóa để cô lập hệ điều hành, đồng thời tạo ra một lớp bảo mật cao

Hướng dẫn tạo hiệu ứng chồng ảnh trong Snapseed

Phần mềm chỉnh sửa ảnh trên điện thoại ngày một mạnh hơn và không chỉ giới hạn trong bộ lọc. Nếu là người có mắt thẩm mỹ và chút kiên nhẫn, những ứng dụng như Snapseed, VSCO có thể biến một tấm ảnh bình thường thành

Kiểm tra IMEI Sony, check thông tin bảo hành điện thoại Sony Xperia

Sau quá trình dài trải nghiệm thiết bị Sony Xperia, bạn muốn kiểm tra IMEI Sony cũng như check thông tin bảo hành điện thoại Sony Xperia xem thông tin thiết bị của mình còn được hỗ trợ bao lâu. Chỉ với vài bước đơn

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay realme Q3s – Siêu phẩm mới trong phân khúc 6 triệu đồng

realme Q3s có giá bán khá mềm nhưng lại sở hữu nhiều tính năng ấn tượng: màn hình LTPO 144Hz, pin 5.000 mAh, chip Snapdragon 778G siêu mạnh mẽ,… Bài viết trên tay realme Q3s dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về siêu

So sánh camera Vivo NEX và Google Pixel 2: Cuộc chiến ngang tài ngang sức

Loạt hình ảnh đầu tiên khá ấn tượng khi cả 2 thiết bị cho ra các hình ảnh với các xử lí khá giống nhau. Tái tạo màu sắc tương tự nhau trên cả hai, tuy nhiên có một số khác biệt nhỏ về độ phơi sáng, độ bão hòa và cân

Đánh giá chi tiết Mobiistar Prime X Max

Sự ra đời ồ ạt của những máy Android giá rẻ, cấu hình cao đã làm cho phân khúc tầm trung (> 5 triệu) trở nên 'khó nhai' hơn bao giờ hết. Những hãng có sản phẩm thuộc phân khúc này buộc phải tự thay đổi để tiếp tục