Nobel Y sinh vinh danh nghiên cứu về sự tự huỷ tế bào

Giải Nobel Y sinh 2016 được trao cho nhà khoa học Nhật Bản Yoshinori Ohsumi vì công trình nghiên cứu về các cơ chế tự huỷ và tái tạo của tế bào.


Ông Yoshinori Ohsumi sinh năm 1945 ở Fukuoka (Nhật Bản) và hiện đang là giáo sư của Viện Công nghệ Tokyo.


Thông báo của Hội đồng Nobel của viện Karolinska Thuỷ Điển nói quá trình tự huỷ (autophagy) là cơ chế nền tảng của tế bào. Thông báo cũng nói nghiên cứu của Ohsumi chỉ ra cơ chế tự huỷ kiểm soát các tính năng y sinh căn bản khi các thành tố tế bào bị suy thoái và được tái tạo.


'Các phát hiện của Ohsumi dẫn tới tư duy mới trong cách hiểu về cơ chế tái tạo của tế bào', Hội đồng Nobel của Viện Karolinska ở Thuỵ Điển nói khi công bố giải thưởng 8 triệu crown Thuỵ Điển (tương đương 933.000 USD)


Quá trình tự huỷ cũng có thể nhanh chóng cung cấp nhiên liệu và năng lượng cho việc xây dựng các thành tố tế bào mới. Đây là cơ chế quan trọng để tế báo ứng phó với tình trạng tế bào bị đói hoặc là các dạng stress khác.


Khi bị nhiễm trùng, quá trình tự huỷ tế bào có thể ngăn chặn các vi khuẩn và virus thâm nhập xuyên tế bào. Quá trình này cũng đóng góp cho việc phát triển phôi và sự tạo khác biệt cho tế bào.




Ông Yoshinori Ohsumi. (Ảnh: Titech).

Quá trình tự huỷ đã được biết đến trong hơn 50 năm nay nhưng tầm quan trọng của nó đối với y sinh và y dược mới chỉ được nhận ra sau những nghiên cứu của ông Yoshinori Ohsumi trong những năm 1990.


Ông sử dụng nấm men bánh mỳ để xác định gen cần thiết trong quá trình tự huỷ. Sau đó, ông đào sâu làm sáng tỏ các cơ chế này ở nấm men.


Khám phá của Ohsumi mở ra một mô hình mới về sự hiểu biết của nhân loại đối với cách thức các tế bào tái sản sinh các thành phần của nó. Việc đột biến trong cơ chế tự huỷ có thể dẫn đến bệnh tật, bao gồm bệnh ung thư và các bệnh về thần kinh.


Ông là nhà khoa học gốc Nhật Bản thứ 23 đoạt giải Nobel, và là người Nhật thứ 6 được vinh danh ở hạng mục Y sinh.


Trước đó, hãng Thomson Reuters đã dự đoán giải Nobel Y sinh năm nay sẽ được trao cho các nghiên cứu có thể giúp cho liệu pháp chữa trị bệnh ung thư.


Hồi năm ngoái, các nhà khoa học đến từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc được vinh danh ở giải thưởng Nobel Y sinh học vì nghiên cứu kháng các bệnh do giun ký sinh và bệnh sốt rét. Họ là ông William C. Campbell (sinh năm 1930) làm việc tại Đại học Drew (bang New Jersey, Mỹ), ông Satoshi Omura (sinh năm 1935) từ Đại học Kitasato (Tokyo, Nhật Bản); và bà Youyou Tu (sinh năm 1930) từ Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc.


Nobel Y sinh là giải đầu tiên được trao trong chuỗi sự kiện Nobel. Từ năm 1901, Ủy ban Nobel đã trao giải Y sinh học cho 106 cá nhân và tập thể. Tuy nhiên, chỉ 12 người phụ nữ chiến thắng giải này.


Người trẻ nhất nhận được vinh dự này là Frederick Banting (1891 - 1941). Ông nhận giải ở tuổi 32 với công trình nghiên cứu về insulin. Trong khi đó, nhà khoa học cao tuổi nhất từng nhận giải là Peyton Rous (1879 - 1970) ở tuổi 87 nhờ công trình nghiên cứu về virus gây ung thư.


Cập nhật: 03/10/2016
Theo Zing

TIN LIÊN QUAN

Tế bào tự thực trong giải Nobel Y học giúp điều trị bệnh hiểm nghèo

Nghiên cứu của nhà khoa học Nhật Bản giành giải Nobel Y học 2016 về cơ chế tự thực của tế bào mở ra cánh cửa ứng dụng trong điều trị bệnh hiểm nghèo.

Mùa trao giải Nobel 2016 bắt đầu hôm nay

Mùa trao giải Nobel 2016 sẽ chính thức bắt đầu vào hôm nay. Vào 17 giờ 30 chiều nay, giải Nobel đầu tiên được công bố là giải Nobel Sinh lý học và Y khoa hay gọi tắt là Nobel sinh y học.

Giải Nobel Vật lý 2016 về tay bộ ba nhà khoa học

Giải Nobel Vật lý 2016 vừa được quyết định trao cho ba nhà khoa học David Thouless, Duncan Haldane và Michael Kosterlitz.

Giải Nobel Kinh tế 2016 thuộc về hai nhà kinh tế ở Mỹ

Giải thưởng Nobel Kinh tế 2016 vừa được quyết định trao cho hai ông Oliver Hart của trường ĐH Harvard và Bengt Holmström của trường MIT.

THỦ THUẬT HAY

Mã captcha là gì? Những thông tin về mã captcha bạn cần biết!

Captcha là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc trên internet, bạn có thể bắt gặp captcha ở khắp mọi trang web dưới rất nhiều hình thức khác nhau.

12 mẹo giúp chạy quảng cáo Facebook hiệu quả

Theo nghiên cứu gần đây, tổng số lượt nhấp chuột vào các quảng cáo Facebook tăng đến 70% mỗi năm đồng thời tỉ lệ nhấp chuột đến các liên kết website (CTR) tăng đến 160%, tạo ra một cơ hội lớn cho các nhà bán lẻ phát

Cách thiết lập tín hiệu âm thanh trên Chromebook

Trên Chromebook mọi thao tác hầu như được thực hiện tự động. Tuy nhiên, đôi khi tính năng tự động đó lại không hữu ích với người dùng như tự động chuyển thiết bị nghe nhạc.

Các phương pháp hay nhất để dọn dẹp ổ cứng

Với lượng dữ liệu chúng ta xử lý ngày nay và kích thước tệp ngày càng tăng, tình trạng đầy ổ cứng chỉ còn là vấn đề thời gian. Vậy làm sao để dọn dẹp ổ cứng nhanh, hiệu quả và an toàn nhất?

Cách lấy lại mật khẩu ID Apple khi bị mất

Nếu một ngày không may bạn quên mất mật khẩu ID Apple thì phải làm sao? Chỉ với vài bước đơn giản sau, bạn sẽ lấy lại được quyền kiểm soát tài khoản của mình.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Thiết kế và màn hình Xiaomi Mi Mix 2 có những cải tiến gì so với Mi Mix năm ngoái

Xiaomi Mi Mix 2 cuối cùng cũng đã ra mắt, và rất nhanh chóng chiếc điện thoại này được phân phối chính hãng ở Việt Nam với mức giá khá dễ chịu 12.990.000 đồng, rẻ hơn nhiều so với các smartphone cao cấp khác.

Trên tay OPPO A93s: Smartphone tầm trung sở hữu màn hình 90Hz, chip Dimensity 700, pin khủng 5000 mAh

Mới đây, OPPO đã tung ra một mẫu điện thoại tầm trung hoàn toàn mới tại thị trường Trung Quốc có tên là OPPO A93s. Sản phẩm có thiết kế khác biệt so với OPPO A93 hiện đang bán tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, các

Đánh giá chi tiết Surface Go (2018): Chiếc máy tính rẻ nhất của Microsoft

Khung vỏ được làm từ hợp kim Magie, lớp sơn cao cấp cho cảm giác sờ vào êm, và thân thiện chứ không sắc và trơn như lớp sơn Anodized của Macbook. Mình thích lớp sơn này của MS hơn.