Nhà khoa học Thụy Điển gây tranh cãi khi chỉnh sửa gene ở phôi thai người

Fredrik Lanner - một nhà khoa học Thụy Điển trong tuần qua đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi khi can thiệp vào thông tin di truyền của một phôi thai con người khỏe mạnh. Từ trước đến nay, dù ứng dụng công nghệ chỉnh sửa để tạo ra những giống cây trồng biến đổi gene hay động vật kháng bệnh, các nhà khoa học luôn phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt. Nghiêm trọng hơn, việc chỉnh sửa ADN ở con người trong phôi nếu không may có thể tạo ra một căn bệnh di truyền nghiêm trọng, và lây lan từ thế hệ này sang thế hệ khác.


Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà di truyền học cũng như đạo đức học trong vài năm trở lại đây, khi công nghệ CRISPR dần trở nên phổ biến. CRISPR-Cas9 cũng chính là kỹ thuật mà ông Lanner sử dụng trong nghiên cứu của mình. CRISPR về cơ bản hoạt động như một con dao ở cấp độ phân tử, có thể tác động đến hệ gen và thay đổi ADN của bạn, một cách cực kỳ chính xác.


Lanner hiện đang làm việc tại Viện Karolinska ở Stockholm (thủ đô của Thụy Điển), và đã tiến hành chỉnh sửa gene trong phôi thai người, để theo dõi quá trình phát triển của phôi trong giai đoạn đầu. Yếu tố mà ông đặc biệt nhắm đến chính là các gene đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một phôi thai bình thường, nhằm có thêm hiểu biết về các vấn đề như vô sinh, sẩy thai, tế bào gốc và tìm ra nguyên nhân của sự suy nhược.


'Nếu chúng ta có thể hiểu làm thế nào các tế bào ban đầu này được quy định trong phôi thực tế, điều đó sẽ giúp ích cho chúng ta trong việc điều trị bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, Parkinson, hoặc các loại bệnh khác trong tương lai', ông Lanner cho biết. Được biết, không một phôi thai nào được phép phát triển vượt quá thời gian 2 tuần. 'Không có CRISPR, chúng tôi sẽ không thể thực hiện điều này trong phôi thai con người', Lanner nói.




Fredrik Lanner (phải) tại Viện Karolinska ở Stockholm (Thụy Điển) và học sinh của mình - Alvaro Plaza Reyes, đang phân tích hình ảnh phóng đại của một phôi thai con người. Họ hy vọng có thể tạo ra một phôi thai người khỏe mạnh nhờ kỹ thuật biến đổi gen​e.

Chỉnh sửa gene ở một phôi thai khỏe mạnh được xem là một bước tiến lớn, khi công nghệ kiểu như vậy có thể thay đổi vĩnh viễn bộ gene người. Kỹ thuật này cho phép chúng ta loại bỏ các bệnh di truyền gây chết người, và về mặt lý thuyết, nó cũng có thể được sử dụng để thiết kế trẻ em theo các đặc điểm như mong muốn. Dù không có kế hoạch cấy ghép phôi thai được chỉnh sửa vào tử cung của người mẹ, tuy nhiên, nếu nghiên cứu của ông Lanner cho thấy tính khả thi trong việc chỉnh sửa chính xác gen của người trong phôi thai khỏe mạnh, người ta có thể sử dụng công cụ này để chỉnh sửa và cấy ghép phôi trong tương lai.


Xoay quanh vấn đề này, tháng 12/2015, các nhà nghiên cứu đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh quốc tế để bàn về việc áp dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene lên con người. Sau hội nghị, kết luận được đưa ra là công nghệ này không được phép sử dụng để thay đổi gen của phôi sắp sửa bước vào thời kỳ mang thai. Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho rằng sẽ thật 'vô trách nhiệm' nếu tiến hành chỉnh sửa gen trên các dòng mầm (những thay đổi có thể được truyền lại cho các thế hệ sau), cho đến khi chúng ta có nhiều thông tin hơn về sự an toàn và các vấn đề về đạo đức.


Tuy nhiên, các thành viên tại hội nghị thượng đỉnh cũng nói rằng những nghiên cứu cơ bản sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene ở con người, bao gồm nghiên cứu của Lanner, là điều có thể chấp nhận được. Trong khi đó, những nhà nghiên cứu khác, chẳng hạn như một đội ngũ các chuyên gia ở Anh, đã được cấp phép để sử dụng công cụ CRISPR để can thiệp vào phôi thai con người trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Nghiên cứu này cũng sẽ được thực hiện trên phôi người khỏe mạnh, nhưng phôi đó sẽ không được tồn tại quá 7 ngày nhằm đảo bảo các tiêu chuẩn về đạo đức.


Cập nhật: 30/09/2016
Theo Tinh Tế

TIN LIÊN QUAN

Các nhà khoa học tái tạo phôi thai khủng long từ DNA của gà

Phôi thai này không hoàn toàn là khủng long mà thực chất là một cá thể lai tạo giữa T-Rex và gà.

Các nhà khoa học Mỹ: Công nghệ chỉnh sửa gen có thể chữa 15.000 loại bệnh

Một công nghệ mới giúp điều chỉnh các đột biến DNA và RNA có thể chữa trị đến 15.000 loại bệnh khác nhau. Các nhà khoa học tại MIT và Harvard (Hoa Kỳ) đã phát triển 2 kỹ thuật chỉnh sửa gen để xác định các đột biến gây ra các bệnh như xơ nang ...

Quỷ Tasmania có thể tránh được tuyệt chủng nhờ tự biến đổi gene

Ngày 30/8, các nhà khoa học thông báo đã phát hiện loài quỷ Tasmania đã có bước tiến hóa về mặt gene di truyền với một tốc độ nhanh đến ngạc nhiên và điều này có thể giúp cho loài động vật ăn thịt này tránh được nguy cơ tiệt chủng.

Em bé đầu tiên trên thế giới chào đời từ một cha hai mẹ

Một bé trai 5 tháng tuổi ở Mỹ trở thành em bé đầu tiên trên thế giới ra đời bằng kỹ thuật mới tổ hợp ADN từ ba người.

Các nhà khoa học đang tiến gần hơn tới việc viết lại "bộ mã cuộc sống"

Những tế báo kháng virus, dịch bệnh có thể sẽ sớm xuất hiện với sự thành công của dự án này.

Bệnh ung thư phổi nghệ sĩ Hán Văn Tình mắc phải nguy hiểm thế nào

Ung thư phổi là loại ung thư gây tử vong hàng đầu, gặp phổ biến ở độ tuổi từ 45 đến 70.

Bí hiểm căn bệnh đột biến gene khiến cơ thể người to gấp đôi

Một căn bệnh rối loạn gene hiếm gặp khiến người bệnh bị sưng phù nếu có phản ứng dị ứng đang khiến các nhà khoa học đau đầu vì chưa tìm ra lời giải thích, theo Daily Mail.

Các nhà khoa học phát triển thành công phổi "mini"

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc và Y học tái sinh Eli và Edythe Broad, Đại học UCLA, Mỹ đã thành công trong việc tạo ra phổi 'mini' (organoid) ba chiều.

THỦ THUẬT HAY

Mã captcha là gì? Những thông tin về mã captcha bạn cần biết!

Captcha là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc trên internet, bạn có thể bắt gặp captcha ở khắp mọi trang web dưới rất nhiều hình thức khác nhau.

12 mẹo giúp chạy quảng cáo Facebook hiệu quả

Theo nghiên cứu gần đây, tổng số lượt nhấp chuột vào các quảng cáo Facebook tăng đến 70% mỗi năm đồng thời tỉ lệ nhấp chuột đến các liên kết website (CTR) tăng đến 160%, tạo ra một cơ hội lớn cho các nhà bán lẻ phát

Cách thiết lập tín hiệu âm thanh trên Chromebook

Trên Chromebook mọi thao tác hầu như được thực hiện tự động. Tuy nhiên, đôi khi tính năng tự động đó lại không hữu ích với người dùng như tự động chuyển thiết bị nghe nhạc.

Các phương pháp hay nhất để dọn dẹp ổ cứng

Với lượng dữ liệu chúng ta xử lý ngày nay và kích thước tệp ngày càng tăng, tình trạng đầy ổ cứng chỉ còn là vấn đề thời gian. Vậy làm sao để dọn dẹp ổ cứng nhanh, hiệu quả và an toàn nhất?

Cách lấy lại mật khẩu ID Apple khi bị mất

Nếu một ngày không may bạn quên mất mật khẩu ID Apple thì phải làm sao? Chỉ với vài bước đơn giản sau, bạn sẽ lấy lại được quyền kiểm soát tài khoản của mình.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay Redmi Watch 2 giá chỉ hơn 1 triệu có gì nổi bật kích thích người mua?

Trong một sự kiện tại Trung Quốc vào tối ngày 29/10 vừa qua, ngoài Redmi Note 11 series thì Xiaomi đã cho ra mắt Redmi Watch 2. Đây là phiên bản được nâng cấp từ Redmi Watch với nhiều điểm mới đáng chú ý nhất là màn

Đánh giá Galaxy J7 Pro: Tuyệt vời trong phân khúc tầm trung

Galaxy J7 Pro sở hữu màu xanh lơ đẹp nhất trong phân khúc, có màn hình AMOLED, có tính năng Always On Display, có pin to 3.600 mAh, có Galaxy Gift, có giao diện đẹp, trong máy có sẵn nhiều tiện ích hay (Cloud 15 GB,

Trải nghiệm Chromecast gắn trong trên TV Toshiba UC67

Việc trang bị ChromeCast bên trong TV thay vì trang bị một hệ điều hành giúp chúng ta thao tác nhanh hơn, đơn giản hơn, thân thiện hơn. Lúc này mọi điều khiển sẽ từ chiếc smartphone hay tablet thay vì thông qua cái