Dự thảo Luật An ninh mạng: Không thể bỗng dưng chặn dịch vụ internet

Dự thảo Luật An ninh mạng: Không thể bỗng dưng chặn dịch vụ internet Chí Thịnh Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật An ninh mạng do VCCI phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức. 

Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật An ninh mạng do VCCI phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức. Ảnh: VCCI cung cấp.

(TBKTSG Online) - Giả sử các công ty cung cấp dịch vụ internet như Google, Facebook, Amazon… không đồng ý đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ hành xử như thế nào?

Cuộc chơi xuyên biên giới

Theo nhận định của một số doanh nghiệp trong nước, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ không thể đưa ra quyết định chặn dịch vụ internet nếu như các nhà cung cấp dịch vụ (như Google, Facebook, Skype…) không đồng ý đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam. Nếu dựa theo khoản 4, Điều 34 dự thảo Luật An ninh mạng, bắt buộc các công ty phải đặt máy chủ ở Việt Nam mới được quyền cung cấp dịch vụ thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ trên môi trường internet, vốn không có biên giới.

Hiện nay, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ internet như Google, Facebook, Amazon, Uber… đã triển khai dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Họ là những công ty cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. Từ Mỹ, nhà cung cấp dịch vụ gọi xe Uber vẫn có thể điều hành toàn bộ hệ thống cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở Việt Nam, Thái Lan, Singapore, châu Âu, Trung Đông…

Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Athena, cho rằng các quốc gia có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đường truyền internet hoặc mạng di động thiết lập văn phòng đại diện cũng như đặt máy chủ tại địa phương. Nhưng đối với các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Google hoặc Facebook thì yêu cầu đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu sẽ không hợp lý. 'Với mô hình kinh doanh, cung cấp dịch vụ nội dung xuyên biên giới thì họ vẫn có thể điều hành dịch vụ đó một cách bình thường cho dù đặt máy chủ ở đâu', ông Thắng nói.

Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam (đang sử dụng dịch vụ của Google, Facebook) cũng chẳng cần biết máy chủ của Google, Facebook đặt ở đâu mà chỉ cần biết nếu xảy ra sự cố thì đội ngũ chăm sóc khách hàng Google, Facebook sẽ ứng phó, hỗ trợ họ như thế nào…

Một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin giải trí trực tuyến trong nước cho biết thực tế thì một số công ty nước ngoài đã đặt máy chủ ở Việt Nam nhằm đảm bảo hoạt động cung cấp dịch vụ của họ đạt chất lượng tốt hơn. Khi đó, kết nối từ người dùng internet ở Việt Nam sẽ “mượt mà” hơn do không phải thông qua đường truyền internet quốc tế (kết nối trực tiếp qua đường truyền trong nước).

Một số công ty dịch vụ internet nước ngoài đã bố trí cụm máy chủ dự phòng ở Việt Nam, giúp kết nối giữa người dùng và dịch vụ lưu trữ dữ liệu, cung cấp nội dung trên internet… tốt hơn. Họ đặt máy chủ ở Việt Nam với mục đích tăng cường chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của người dùng.

Đồng thời, cũng có một số doanh nghiệp lớn trong nước vẫn đang thuê dịch vụ lưu trữ dữ liệu, thu thập và xử lý dữ liệu khách hàng từ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Các dữ liệu này được lưu trữ ở các máy chủ nằm ở nước ngoài, kết nối với trung tâm xử lý dữ liệu của các công ty này. Vì thế, không thể vì yêu cầu về đảm bảo an ninh mạng của Việt Nam mà bắt các công ty này mở riêng máy chủ lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam.

Dịch vụ đám mây đâu thể 'địa phương hóa'

Không chỉ Google, Facebook, Skype, Viber… mà còn rất nhiều dịch vụ lưu trữ trên đám mây đang cung cấp cho khách hàng Việt Nam như Dropbox, Amazon, OneDrive, iCloud… sẽ bị ảnh hưởng bởi yêu cầu đặt máy chủ ở Việt Nam. Mô hình điện toán đám mây có ưu điểm là dù dữ liệu lưu trữ ở đâu, người dùng vẫn có thể truy cập được bình thường. Không thể làm ngược xu hướng công nghệ khi bắt các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây phải đặt máy chủ ở từng quốc gia.

Góp ý cho dự thảo Luật An ninh mạng, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Hà Nội (AmCham), cho rằng những yêu cầu về địa phương hóa dữ liệu sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế và người tiêu dùng Việt Nam. Theo ông, dự thảo luật yêu cầu thông tin cá nhân và dữ liệu quan trọng chỉ được lưu giữ bên trong lãnh thổ Việt Nam. Yêu cầu địa phương hóa dữ liệu này sẽ hạn chế khả năng tiếp cận những công nghệ và dịch vụ dựa trên việc truyền tải dữ liệu quốc tế của người dùng, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ Việt Nam, ví dụ như dịch vụ đám mây.

Một số doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước cũng đồng tình với ý kiến của ông Adam Sitkoff. Họ cho rằng, ở thời đại kết nối internet, sử dụng điện toán đám mây… mà bắt nhà cung cấp dịch vụ phải đặt máy chủ ở từng địa phương thì không thể tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Bản thân doanh nghiệp sẽ lựa chọn việc đặt trung tâm dữ liệu (Data Center) ở quốc gia nào mà họ thấy có lợi nhất (về chính sách ưu đãi đầu tư, tối ưu hệ thống vận hành…).

Nếu chỉ vì ở Việt Nam có nhiều người dùng dịch vụ nhắn tin, gọi điện qua internet (như Viber, Skype, FaceTime…) mà buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam là điều không khả thi. Các trung tâm dữ liệu quản lý thông tin cá nhân, dữ liệu người dùng dịch vụ thường đặt ở nhiều khu vực khác nhau để tối ưu hóa hệ thống, không lệ thuộc bởi quy định an ninh mạng của địa phương.

Các công ty công nghệ thông tin Việt Nam sẽ phải tham gia cuộc chơi toàn cầu, hướng tới mô hình kinh doanh dịch vụ xuyên biên giới. Do đó, Việt Nam cần phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh, khai thác thế mạnh của các công ty công nghệ, đi theo xu hướng kết nối toàn cầu.

Đã có những công ty công nghệ thông tin, nhà phát triển ứng dụng, game trong nước… đang cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài. Nếu như các công ty này cũng bị chính phủ các nước khác buộc phải đặt máy chủ ở nước họ mới được tiếp tục cung cấp dịch vụ internet (dịch vụ nhắn tin qua internet, game online…) thì sẽ ra sao?

Chí Thịnh

 

TIN LIÊN QUAN

Facebook và Google từ lâu đã đặt hàng ngàn máy chủ tại các doanh nghiệp viễn thông lớn nhất Việt Nam

Cuộc tranh cãi gay gắt nổ ra trên truyền thông và tại nghị trường Quốc hội về việc yêu cầu Facebook, Google…đặt máy chủ tại Việt Nam hay không, khi dự luật An ninh mạng được lấy ý kiến rộng rãi.

Đề nghị Google, Facebook, Apple mở văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam

Hoạt động mua bán bằng phương thức điện tử phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, việc khai thuế, đăng ký nộp thuế điện tử của các doanh nghiệp đã được áp dụng phổ biến

Nhà mạng triển khai 4G đứng đầu Top 10 sự kiện tiêu biểu năm 2017

Tháng 11-2016, VNPT tuyên bố cung cấp dịch vụ 4G đầu tiên ở Việt Nam tại huyện đảo Phú Quốc. Sau đó, VNPT khai trương 4G ở từng địa phương.

Cộng đồng Facebook tại Việt Nam comment giả danh hiệu lực của luật An ninh mạng

Luật An ninh mạng đã chính thức được thông qua và triển khai từ ngày 1/1, đây là sự kiện khiến cộng đồng mạng Facebook tại Việt Nam xôn xao trong những ngày vừa qua. Điều đáng nói là một số 'anh hùng bàn phím' đã gây hiểu lầm cho cộng đồng Facebook

CEO các hãng công nghệ lớn sẽ tham dự cuộc họp về an ninh mạng với Nhà Trắng

Cuộc họp về an ninh mạng với Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thảo luận về mối hợp tác giữa chính phủ và các doanh nghiệp công nghệ nhằm cải thiện an ninh mạng của quốc gia.

20 nhóm hành vi cấm thực hiện trên mạng từ 1/1/2019 khi Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực

Luật An ninh mạng sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 sau khi được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Với 7 chương, 43 điều, Luật An ninh mạng quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã

Sử dụng không gian mạng đăng trái phép bí mật cá nhân, xuyên tạc lịch sử,.. là vi phạm pháp luật

Luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Luật gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Top 10 sự kiện ICT nổi bật nhất trong năm 2017

Năm 2017 được đánh giá là năm có rất nhiều vấn đề liên quan đến những chính sách trong lĩnh vực ICT được đông đảo xã hội và cộng đồng ICT quan tâm

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn xem thời tiết 10 ngày tới trên iPhone

Ứng dụng thời tiết này sẽ giúp các bạn biết chính xác nhiệt độ theo giờ, trời mưa hay nắng ở các thành phố khác nhau. Mọi thứ đưa lên đều chính xác để các bạn có thể sắp xếp công việc cũng như các hoạt động khác ở

Đa số người dùng sẽ mắc bẫy khi lướt web bởi những “âm mưu” tưởng như vô hại

Nếu chỉ nghe mô tả, bạn có thể khó tin và không hiểu tại sao có nhiều người lại mắc bẫy khi lướt web như vậy. Hãy cùng Trangcongnghe.vn tìm hiểu xem đó là chiêu trò gì nhé!

Biến Xiaomi thành chiếc remote điều khiển hồng ngoại đa năng chỉ với vài thao tác

Với tính năng Xiaomi Remote, bạn có thể biến chiếc điện thoại của mình thành một chiếc điều khiển tích hợp của các thiết bị hồng ngoại trong nhà, hãy theo dõi bài biết dưới đây để hướng dẫn các bạn nhé!

Cách đặt phòng khách sạn với Agoda, chọn phòng giá rẻ

Sử dụng Agoda la cách giúp bạn có được căn phòng giá rẻ mà tốt nhất, hơn thế nữa đặt phòng khách sạn với Agoda bạn còn nhận được rất nhiều ưu đãi chính là từ ứng dụng cũng như các đối tác liên kết với Agoda.

Mã captcha là gì? Những thông tin về mã captcha bạn cần biết!

Captcha là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc trên internet, bạn có thể bắt gặp captcha ở khắp mọi trang web dưới rất nhiều hình thức khác nhau.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay Honor 9 Lite với thiết kế hiện đại, cuốn hút, giá 4,1 triệu đồng

Huawei đã có những tháng cuối năm vô cùng bận rộn khi thời gian gần đây, hãng điện thoại đến từ Trung Quốc này liên tiếp ra mắt các smartphone mới của mình.

Đánh giá nhanh sự khác biệt về thiết kế và chất âm của đôi loa Edifier R980T và Edifier R1280T

Bàn về thiết kế, nhờ sử dụng tông màu vàng đậm vân gỗ cho 2 mặt của thùng loa kết hợp với màu xám nhạt của màng vải bảo vệ và 4 mặt gỗ còn lại, loa nghe nhạc Edifier R1280T trông sang trọng và nổi bật hơn hẳn so với

Đánh giá Nokia 5: chiếc “iPhone” đầu tiên của Nokia

Nokia 5 mang đến cái cảm giác giống với iPhone 2G – iPhone đầu tiên của Apple. Dù vậy, vẻ ngoài vuông vắn hay những thứ đến từ bên trong của Nokia 5 vẫn mang cái hồn của Nokia.