Ảnh giành chiến thắng cuộc thi nhiếp ảnh hoang dã Wildlife Photographer of the Year 2017

Ảnh giành chiến thắng cuộc thi nhiếp ảnh hoang dã Wildlife Photographer of the Year 2017


Từ năm 1965 đến nay, giải thưởng nhiếp ảnh hoang dã Wildlife Photographer of the Year luôn là một trong những giải thưởng có uy tín và nhận được sự tham gia của đông đảo nhiếp ảnh gia từ khắp nơi trên thế giới. Năm nay, cuộc thi đã thu hút được sự tham gia của gần 50.000 hạng mục đến từ 92 quốc gia khác nhau. Qua nhiều vòng xét duyệt, cuối cùng thì chúng ta cũng đã có danh sách 13 bức ảnh thắng giải năm nay, bao gồm nhiều mảnh ghép trong giới tự nhiên hiện nay, từ sự dễ thương của hai mẹ con gấu, 3 chú Nemo, cho tới sự hốt hoảng của cọp con trong lồng sắt,… tất cả đều được tái hiện lại qua 13 bức ảnh bên dưới.
Mỗi bức ảnh đều có là một câu chuyện do chính nhiếp ảnh gia kể lại, qua đó chúng ta có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của tự nhiên, những tập tính đầy ấn tượng của nhiều sinh vật khác nhau, đồng thời hiểu được thực trạng hiện tại của các loài động vật đang bị đe dọa như thế nào bởi con người.


Winter pause. Khoảnh khắc con sóc đỏ đang nhắm mắt, chắp chân trước lại với phần thân lưa thưa những sợi lông, sau đó lại tiếp tục chạy đi kiếm thức ăn. Mùa đông là khoảng thời gian khó khăn đối với các loài động vật ở phía Bắc. Một số ngủ đông để tránh cái lạnh giá, số khác bao gồm cả sóc đỏ thì không làm như vậy. Nhiếp ảnh gia Andersson mỗi ngày đều đi bộ vào rừng gần nhà ông ở miền nam Thụy Điển và thường xuyên dừng lại để ngắm những con sóc đang kiếm ăn trên các cây vân sam. Sóc đỏ chủ yếu là ăn thực vật và để tồn tại trong mùa đông, bọn chúng phụ thuộc vào những quả vân sam tại các khu rừng cây lá kim. Ngoài ra chúng còn trữ thức ăn vào những lúc dồi dào để sống sót qua mùa thiếu thức ăn. Vào buổi sáng lạnh lẽo của tháng hai, Andersson đã phát hiện ra con sóc với biểu cảm thể hiện được toàn bộ tinh thần của mùa đông, và bức ảnh trắng đen như trên ra đời.


Saved but caged. Chân sau của con hổ Sumatran 6 tháng tuổi này đã phải bị cắt bỏ sau khi nó mắc bẫy khiến chân rách nát. Bị mắc kẹt trong chiếc bẫy tận 4 ngày nhưng may mắn là chú vẫn còn sống khi được người ta phát hiện ra trong một khu rừng nhiệt đới ở tỉnh Aceh, đảo Sumatra, Indonesia. Người ta cho những người trồng cọ đã đặt bẫy thú rừng và không may, chú hổ đã bị dính bẫy. Những người di cư đến đây và được cấp cho một khoảng đất nhỏ để trồng cọ dầu, tuy nhiên họ phải làm việc tại một đồn điền lớn hơn trong vòng 5 năm cho đến khi những cây họ của họ có thể thu hoạch. Để nuôi sống gia đình, những người công nhân này phải đi ăn và nếu con hổ con này dính bẫy, họ sẽ bán được rất nhiều tiền tại các khu chợ đen. Chính quyền nơi đây đã thành lập một đội tuần tra chống săn bắt thú trái phép, có nhiệm vụ đi xác định và tháo gỡ những chiếc bẫy. Trong một lần đi tuần, đội tuần tra đã cứu được chú hổ này. Tuy nhiên, dù sống sót nhưng chú sẽ phải sống hết phần đời còn lại trong chiếc cũi ở vườn thú Java. Hiện tại, lượng hổ Sumatran trong các vườn thú còn nhiều hơn là số ngoài tự nhiên.


Sewage surfer. Những con cá ngựa thường dùng đuôi của chúng để quấn vào những vật thể trôi nổi dưới đại dương, thí dụ như các mảnh tảo biển, để cưỡi đung đưa trên dòng nước. Nhiếp ảnh gia Hofman đã say mê nhìn ngắm cảnh tượng những con cá ngựa nhỏ bé nhảy nhót qua lại giữa những mảnh vật thể tự nhiên dưới đại dương, gần mặt nước tại rạng san hô gần đảo Sumbawa, Indonesia. Nhưng mọi thứ đã thay đổi một cách nhanh chóng khi thủy triều lên. Nước chứa ngày càng nhiều những vật không tự nhiên, từ những mẩu nhựa cho tới một lớp màng bùn thải bao phủ mặt nước. Và con cá ngựa đã nhảy từ một mảnh rong biển và chuyển sang bám vào một mảnh nhựa. Tuy nhiên lúc đó có một cơn gió tạt xuống trên bề mặt làm nước dập dềnh hơn và con cá ngựa cần phải bám vào một thứ gì đó ổn định hơn, và cái nó chọn là một cây bông ngoái tai. Lúc đó, bỗng một cơn sóng ấp tới và tràn vào ống thở của Hofman. Ngay hôm sau ông ngã bệnh. Indonesia có mức độ đa dạng sinh học biển cao nhất thế giới, đồng thời cũng là nước thứ 2 sau Trung Quốc “đóng góp” nhiều nhất những mảnh rác thải nhựa vào đại dương. Dự kiến năm 2050, khối lượng nhựa đại dương sẽ còn nhiều hơn cả cá.


Bear hug. Sau chuyến đi săn ngao sò lúc thủy triều xuống, gấu nâu mẹ dẫn đứa con nhỏ băng qua bãi biển để trở về đồng cỏ gần đó. Tuy nhiên chú gấu con vẫn muốn ở lại và chơi đùa tiếp. Đây chính là khoảnh khắc mà nhiếp ảnh gia Scully chờ đợi và bức ảnh trên ra đời. Bà đã tới vườn quốc gia Lake Clark ở Alaska để chụp ảnh cuộc sống hoang dã của gấu nâu. Môi trường ở các cửa sông nơi đây cung cấp thức ăn dồi dào cho gấu nâu, từ cỏ trên đồng, cá hồi ở sông cho tới ngao ở khu vực gần bờ. Nhiều gia đình mẹ con gấu đã dành cả mùa hè ở đây, nơi có nguồn thức ăn dồi dào, có sự nhường nhịn lẫn nhau và với cả con người. Scully cho biết: “Tôi yêu những con gấu nâu và tính cách của chúng. Con gấu con này dường như nghĩ rằng nó đủ to để vật mẹ nó xuống cát. Như mọi khi, bà mẹ gấu vẫn vững vàng, kiên nhẫn chơi đù với gấu con.”


Bold eagle. Sau nhiều ngày mưa liên tục, con đại bàng đầu trắng đã bị ướt sũng. Tại cảng Hà Lan thuộc đảo Amaknak, Alaska, đại bàng đầu bạc đang được thừa hưởng những phần thức ăn thừa từ nền công nghiệp đánh bắt cá. Đối với nhiều người, loài chim này khá dạn. Nhiếp ảnh gia Klaus Nigge cho biết: “Tôi đang nằm sấp trên bãi biển và xung quanh là những con đại bàng. Tôi chỉ có một mình và chúng tin tôi.” Từng có thời kỳ số lượng loài chim này đã bị giảm đáng kể, tới những năm 1960 thì bắt đầu được phục hồi bằng cách biện pháp giảm săn bắt, bảo vệ môi trường sống và cấm dùng thuốc trừ sâu DDT. Nigge kể lại: “Khi con đại bàng tiến lại gần hơn, nhặt một mảnh rác, tôi cuối đầu xuống, nhìn qua máy ảnh để tránh tiếp xúc trực tiếp với nó.”


Romance among the angels. Nhiếp ảnh gia Andrey Narchuk đang thám hiểm vùng biển Okhotsk ở miền Viễn Đông Nga với ý định ban đầu là chụp cá hồi. Nhưng ngay khi nhảy xuống nước, ông thấy quanh mình là hàng ngàn những cặp thiên thần biển đang giao phối (tên khoa học là Gymnosomata). Lúc này, ông nhanh chóng chuyển qua ống macro và bắt đầu chụp lại cảnh tượng những con thiên thần biển dài 3 cm đang uốn lượn trong dòng nước. Đó là vào mùa hè và là giai đoạn đỉnh điểm của những sinh vật phù du, thích hợp làm thức ăn cho ấu trùng của thiên thần biển. Để chụp cảnh tượng những con thiên thần biển đang giao phối, ông phải chiến đấu chống lại dòng nước chảy, đồng thời tránh cả một bức tường lưới được người ta giăng lên. Lúc ấy, ông chẳng may bước vào lưới và máy ảnh bị kẹt trong đó nên phải buộc phải khẩn cấp gỡ ra nhưng trước đó đã tranh thủ chụp lại những bức ảnh. Hôm sau, toàn bộ bọn thiên thần biển đã biến mất.


Một con cáo Bắc cực đang tha chiến lợi phẩm về từ một tổ ngỗng tuyết. Bức ảnh được chụp vào tháng 6, thời gian hoạt động của những con cáo trên đảo Wrangel thuộc miền viễn đông nước Nga. Thức ăn chủ yếu của cáo Bắc cực là chuột Lemming nhưng mùa đông dài và khắc nghiệt với băng đá trong suốt quãng thời gian dài đã khiến cho thức ăn ngày càng khan hiếm. Lúc bấy giờ, các quả trứng chính là nguồn dự trữ thức ăn dồi dào cho loài sinh vật cơ hội này. “Đoàn chở thực phẩm” của cáo tới đây vào cuối tháng 5. Trong chỉ vài ngày, bầy ngỗng tuyết lớn đã tới lãnh nguyên hoang vu này, nơi được UNESCO là công nhận là Di sản thế giới, sau khi vượt quãng đường gần 4.800 km từ vùng British Columbia và California. Lúc này, cáo Bắc cực sẽ bắt những con chim yếu hoặc bị bệnh, và ăn cả trứng ngỗng nằm trong những cái tổ trên lãnh nguyên. Mặc dù cặp ngỗng ra sức bảo vệ tổ nhưng bọn cáo vẫn tìm cách đánh cắp được tới 40 quả trứng mỗi ngày bằng cách quấy rối những con ngỗng cho tới khi chúng lơ là. Hầu hết các quả trứng được lưu trữ, chôn trong những cái lỗ cạn trên lãnh nguyên. Trong những cái lỗ này, trứng sẽ được đất giữ lạnh để bảo quản lâu. Tới tận lúc cuối mùa hè Bắc cực và những con ngỗng di cư về phía nam từ lâu thì những quả trứng vẫn còn có thể ăn được. Và lúc này, khi những con cáo thế hệ sau bắt đầu biết khám phá, chúng sẽ vẫn còn thừa hưởng được chiến lợi phẩm từ ông cha chúng đã để lại và cất giấu trên lãnh nguyên.


Swim gym. Nhiếp ảnh gia Laurent Ballesta cho biết: “Khi còn cách mặt nước vài mét, tôi nghe được những âm thanh lạ.” Nghi ngờ có thể là những con hải cẩu Weddell vốn có tới hơn 34 kiểu liên lạc dưới nước, Ballesta đã từ từ tiếp cận nguồn âm thanh. Đó là vào một ngày chớm xuân ở phía đông Nam Cực và một con hải cẩu mẹ đang dạy đứa con bơi dưới làn nước băng giá. Hải cẩu Weddell thường sinh con trên băng và sau đó một hoặc hai tuần mới đưa con xuống nước dạy bơi. Cặp mẹ con hải cẩu này không bị ảnh ảnh hưởng bởi sự hiện diện của Ballesta và đang lướt nhẹ trên một ma trận những tảng băng dưới nước. Với những tia sáng xuyên qua lớp băng bên trên, ông đã ghi lại hình ảnh tò mò của chú hải cẩu con, trong khi đó là hải cẩu mẹ với tư thế uốn mình tương tự đang chăm chú nhìn vào con của nó.


Saguaro twist. Khung cảnh khô cằn trong công viên quốc gia Sonoran, Arizona. Những cây xương rồng saguaro có thể lên tới 200 tuổi, cao tận 12 mét và phát triển cực chậm với một số nhánh mọc lên khi trưởng thành. Chính đặc điểm này đã cho phép nhiếp ảnh gia Dykinga len vào bên trong các nhánh xương rồng, ghi lại khung cảnh ánh bình minh nhẹ nhàng lướt qua thân hình đầy nếp nhăn của gốc xương rồng bằng chiếc ống góc rộng, đằng xa là những cây xương rồng khác với hậu cảnh là ngọn núi Sand Tank.


Resplendent delivery. Nhiếp ảnh gia Kastiel cho biết đã quan sát suốt một tuần, theo dõi cảnh tượng một cặp chim đuôi seo tha trái cây, đôi khi là côn trùng và thằn lằn, về cho hai con chim non ăn từ sáng sớm tới chiều tối. Loài chim đuôi seo với bộ lông rực rỡ này thường làm tổ tại những cánh rừng rậm nhưng cặp chim này lại chọn một cây trong khu vực đã khai thác thuộc Costa Rican, San Gerardo de Dota. Bằng sự hỗ trợ của nguồn sáng phụ, Kastiel dễ dàng ghi lại được bộ lông rực rỡ của con chim đuôi seo đực với chiếc đuôi đang phất phơ trong gió của nó. Vào ngày thứ 8, cặp chim cha mẹ cho chim non ăn vào lúc bình minh như bình thường nhưng không về nhà trong vài tiếng. Tới 10 giờ sáng, những con chim non đã kêu la dữ dội và Kastiel bắt đầu lo lắng. Tuy nhiên điều tuyệt vời đã xảy ra, chim đực tha một quả bơ hoang về tổ. Nó đáp xuống ở một nhánh cây gần đó, lướt mắt xung quanh và bay tới tổ. Tuy nhiên thay vì cho chim con ăn, nó lại bay trở lại cành cây với quả bơ vẫn còn ngoạm trong mỏ. Sau vài giây, một con chim con nhảy khỏi tổ để được ăn. Sau đó chim mẹ cũng xuất hiện và làm điều tương tự như vậy, con chim non thứ 2 cũng nhảy ra theo. Gia đình chim sau đó cùng nhau bay đi vào khu rừng, để lại một mình Kastiel ở lại.


Glimpse of a lynx. Nhiếp ảnh gia Vilas cho biết đã từng thấy nhiều loài động vật hoang dã ở Tây Ban Nha, nhưng chưa bao giờ thấy mèo rừng Iberian, một loài động vật đang trên bờ vực tuyệt chủng, chỉ còn lại 2 quần thể nhỏ ở Tây Ban Nha. Khác với những con mèo rừng châu Âu lớn hơn, loài mèo rừng Iberian gần như chỉ ăn thỏ. Bởi thế, chỉ cần một đợt bệnh trên quần thể thỏ sẽ đưa mèo rừng Iberian vào tình thế khốc liệt. Cả gia đình của Vilas đã đi tới Công viên thiên nhiên Sierra de Andújar để tìm mèo rừng và sang ngày thứ hai, họ đã gặp may khi phát hiện một cặp mèo đang nằm thư giãn cách con đường không xa. Vilas đứng xem hơn một tiếng rưỡi và tiếng kêu từ máy ảnh đã khiến con mèo liếc về phía họ. Vilas kể lại: “Thái độ của nó làm tôi ngạc nhiên. Chúng không hề sợ người, chúng đơn giản chỉ là lờ đi chúng tôi. Tôi cảm thấy cảm xúc dâng trào khi đến gần chúng.”


The insiders. Những cái xúc tu của loài cỏ chân ngỗng này có những tế bào bắt dính nhiều loại cá. Tuy nhiên, những con cá hề có thể tránh được điều đó nhờ vào lớp chất nhờn trên da, khiến có chân ngỗng tưởng đang cọ vào chính những chiếc xu tu của chúng. Khi đang lặn ở eo biển Lembeh, Bắc Sulawesi, Indonesia. Nhiếp ảnh gia Qing Lin nhận thấy có gì đó đặc biệt trong nhóm sinh vật này. Mỗi con cá hề đều có một có một cặp mắt trong miệng chúng. Hóa ra đó chính là một loài giáp xác sống ký sinh. Chúng xâm nhập vào cơ thể cá dưới dạng ấu trùng, thông qua mang và di chuyển đến miệng cá, cố định chân vào dưới lưỡi cá. Khi loài ký sinh này hút máu, lưỡi cá sẽ bị teo đi, còn con ký sinh lại to lên và có thể sống ở đó trong nhiều năm. Với sự kiên nhẫn, Lin đã chờ được tới khoảnh khắc ba con cá hề đều xướng ra bên ngoài, mắt nhìn về phía ống kính, miệng mở ra và để lộ ra những con ký sinh trùng.


The power of the matriarch. Chiều hoàng hồn tại khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara, nhiếp ảnh gia Lloyd đang chờ đàn voi đi tới một vũng nước. Khi bầy voi tiến gần tới xe, ông chợt thấy một khung cảnh với ánh sáng dịu nhẹ từ Mặt Trời đang chiếu xuống và làm lộ nên những vết nhăn cùng các sợi lông của con voi. Đối với một nhiếp ảnh gia vốn thích thú với các texture, đây là một món quà đối với Mara. Khi con voi chỉ còn cách có vài mét, ông phát hiện thêm những đặc điểm khác trên thân voi, từ những gợn sóng trên lưng, những vết bùn nứt nẻ trên tay hay những lớp bùn bám trên ngà chúng. Con voi lúc đó gần như đứng trong im lặng, yên bình và thư giãn. Đó là một con voi cái, đang nhìn thẳng vào mắt Mara. Mắt cô voi ấy ánh lên màu vàng rực rỡ nổi bật trong làn da đầy nếp gấp. Cái nhìn của cô voi, theo lời kể của Mara là đầy sự tôn trọng và trí tuệ, bản chất của tri giác.


Nguồn NHM

TIN LIÊN QUAN

Gần 7.000 người tham gia cuộc thi nhiếp ảnh Canon PhotoMarathon 2017

Sáng nay (29/10), Canon đã chính thức khởi động cuộc thi Canon PhotoMarathon 2017 tại khu vực TP.Hồ Chí Minh với sự tham gia của gần 7.000 nhiếp ảnh gia trẻ. Trước đó, chăng thi đầu tiên được diễn ra tại Đà Nẵng cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình

Vivo cùng National Geographic tổ chức thi nhiếp ảnh di động

Sau mùa giải đầu tiên được tổ chức vào năm 2020, cuộc thi VISION Mobile PhotoAwards được tổ chức bởi Vivo cùng National Geographic đã khởi động năm thứ 2.

Khai mạc triển lãm sản phẩm & công nghệ Canon Expo 2017: Nơi hội tụ những tinh hoa nhiếp ảnh

Sáng nay, triển lãm sản phẩm & công nghệ Canon Expo 2017 với chủ đề 'Sắc màu công nghệ' đã được khai mạc tại sân vân động Hoa Lư Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Sự kiện này nằm trong chuỗi kỷ niệm 15 thành lập Canon Marketing Việt Nam và 80 năm thương

[Thi ảnh] Cuộc thi ảnh Toàn cầu Xiaomi - Tổng giải thưởng $65.000

Giới thiệu anh em cuộc thi ảnh toàn cầu Xiaomi (Global Photography Competition). Cuộc thi dành cho tất cả mọi người toàn cầu ngoại trừ Trung Quốc. Tổng giải thưởng lên đến 30.000 USD tiền mặt. Ảnh gửi dự thi phải chụp bằng điện thoại Mi A1. Chủ đề

Nhiếp ảnh gia chiến trường "dởm" đã lừa dối cả thế giới như thế nào?

Nếu không có những sơ suất để lộ sự thật cùng sự tinh ý của một nữ phóng viên đến từ BBC thì có lẽ, anh chàng nhiếp ảnh gia chiến trường dởm Eduardo Martins sẽ tiếp tục lừa dối cả thế giới với sự nghiệp thăng hoa như diều gặp gió. Nhiều ý kiến nhận

Cùng theo dõi cuộc thi Canon Photomarathon 2017 tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 29/10/2017

Canon PhotoMarathon 2017, cuộc thi sáng tác ảnh nhanh thường niên lần thứ 12 đã chính thức diễn ra tại TP. HCM vào 7h00 sáng nay ngày 29-10-2017. Đây là cuộc thi ảnh nhanh trong ngày dành cho những người yêu thích nhiếp ảnh và tất cả mọi người với

Ban tổ chức PhotoMarathon 2018 sẽ không thu hồi kết quả Giải đặc biệt

Là một sự kiện diễn ra thường niên, Canon PhotoMarathon được Ban tổ chức đổi mới không ngừng, linh hoạt về hình thức và điều kiện tham gia để tạo một sân chơi ngày càng hấp dẫn hơn cho những bạn trẻ yêu nhiếp ảnh Việt Nam. Bên cạnh yếu tố kỹ thuật,

6.700 thí sinh cùng Canon "Sống với điều mình yêu" tại PhotoMarathon 2018 tại TP. HCM

Canon PhotoMarathon TP. Hồ Chí Minh 2018 (TP. HCM) tràn ngập sắc đỏ màu áo dự thi của đông đảo các bạn trẻ yêu nhiếp ảnh, cùng hòa mình vào tinh thần tranh đua hào hứng và săn tìm những góc hình đẹp. Đến với cuộc thi năm nay, các thí sinh không bị

THỦ THUẬT HAY

Cách phục chế ảnh đen trắng sang ảnh màu miễn phí bằng Image Colorizer

Image Colorizer được biết tới là công cụ tối ưu nhất giúp chỉnh màu đẹp cho ảnh cũ, tô màu ảnh trắng đen. Để có những bức ảnh mới đầy màu sắc so với ảnh cũ, thì các bạn có thể sử dụng tool Image Colorizer. Cùng với

Hướng dẫn gỡ bỏ triệt để phần mềm, ứng dụng trên Windows

Tuy nhiên, cùng với thời gian sử dụng, chiếc máy tính ấy sẽ được hàng trăm phần mềm, ứng dụng và tiện ích khác nhau, khiến máy tính trở nên quá tải.

Cách tắt/ẩn nick Facebook ngay cả khi đang online

Chỉ với một vài thao tác đơn giản, bạn hoàn toàn có thể ẩn mình mặc dù đang online trên Facebook, có thêm không gian riêng tư và tránh bị làm phiền.

Jailbreak là gì? Có nên Jailbreak cho iPhone, iPad?

Những người đã và đang sở hữu một chiếc iPhone hoặc iPad chắc hẳn đều một lần nghe tới thuật ngữ Jailbreak. Điều này được nhiều người xem là chìa khóa để giúp cho việc trải nghiệm thiết bị được thú vị hơn. Nhưng, sự

6 cách để gỡ cài đặt ứng dụng trên Windows 11 bạn nên lưu ngay

Bạn muốn gỡ cài đặt các ứng dụng đã tải xuống trước đó hoặc cài đặt sẵn cùng Windows 11 nhưng không biết làm thế nào? Vậy hãy chọn một trong 6 cách dưới đây để thực hiện.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá LG V40 ThinQ: Liệu có xứng đáng với giá gần 1,000 USD?

V-series là một trong hai dòng sản phẩm chủ lực của LG ở phân khúc smartphone cao cấp. Năm ngoái, V30 tự hào là một trong những chiếc smartphone sở hữu máy ảnh được trang bị nhiều tính năng nhất mọi thời đại. Năm nay,

Đánh giá Zenfone 3 Max 5.5: Pin trâu, camera chất lượng

Phiên bản mới của Zenfone 3 Max (màn hình 5,5 inch) được Asus cải tiến một số tính năng. Tuy...

Đánh giá Meizu M3: “Ngon” trong tầm giá dưới 3 triệu đồng

Với thiết kế trẻ trung, cùng cấu hình phần cứng tốt, đi kềm với mức giá rẻ. Meizu M3 đang là lựa chọn khó có thể bỏ qua