Những vụ hack Bitcoin lớn nhất trong lịch sử

Bên dưới là những vụ hack Bitcoin lớn nhất từng diễn ra trong lịch sử hình thành mới mẻ của đồng tiền số này. Có những vụ hack từ nhỏ đến lớn, trong đó vụ lớn nhất gây thất thoát số Bitcoin lên tới 14 tỷ USD tính theo giá hiện tại. Chủ yếu nạn nhân bị hack là các sàn giao dịch lớn và họ bị tấn công vào ví lưu trữ Bitcoin của mình.
 

Mới đây một dịch vụ đào Bitcoin cũng bị hack cho tơi ta khiến 70 triệu USD ra đi. Mời các bạn xem qua những sự kiện này nhé.

Một số khái niệm chính trước khi đọc kĩ hơn:

1. Sàn giao dịch (exchange): là những sàn mà người dùng (gọi là trader) sẽ dùng một loại tiền tệ này để đổi sang tiền tệ khác, họ ăn lời chủ yếu từ chênh lệch giá giữa những thời điểm mua bán. Ví dụ, bạn có thể dùng Đô la Mỹ để mua Bitcoin, hoặc bán Bitcoin đi để mua Yên Nhật, hoặc dùng BItcoin mua các loại đồng tiền điện tử khác như Ethereum, DASH, Bitcoin Cash...

2. Tiền điện tử (crypto currency): là các đồng tiền được phát hành hoặc 'đào' bằng các kĩ thuật máy tính, không phải do ngân hàng nhà nước của quốc gia nào đó phát hành. Đặc tính của tiền điện tử là không bị kiểm soát bởi quốc gia nào và có tính phân tán rộng rãi.

3. Bitcoin (kí hiệu: BTC): là đồng tiền điện tử nổi tiếng nhất hiện nay và cũng đang có giá cao nhất.

4. Ethereum (kí hiệu: ETH): cũng là một loại tiền điện tử nhưng do một công ty chuyên về công nghệ blockchain phát hành, sau này nhiều đồng tiền điện tử khác đã ra đời dựa trên nền tảng của ETH.

5. Ví nóng (hot wallet) và ví lạnh (cold wallet): ví là nơi lưu trữ và chứa tiền điện tử. Mỗi ví sẽ có một địa chỉ để gửi tiền vào đó. Ví nóng giống như tài khoản thanh toán trong ngân hàng, có thể rút ra rút vào dễ dàng vì ví được kết nối mạng và có thể truy cập từ xa. Ví lạnh giống tài khoản tiết kiệm, không thể rút dễ dàng do không được kết nối Internet. Ví lạnh có thể được lưu trữ bằng phần mềm trên một máy tính không vào Internet, hoặc nằm trên một phần cứng nào đó và cứ mỗi giao dịch được thực hiện cần nhấn một cái nút thì tiền mới đi ra được.

1. Mt.Gox

Ngày bị hack: 19/6/2011 và 2014

Số tiền bị hack: 2609 BTC, đợt sau là 750,000 BTC

Có lẽ đây là vụ hack Bitcoin được nhiều người biết đến nhất và cũng nổi tiếng nhất. Mt. Gox là một sàn giao dịch Bitcoin đặt trụ sở tại Nhật, họ đã bắt đầu hoạt động từ năm 2010 và cũng là sàn Bitcoin lớn nhất ở thời điểm đó.

Mt. Gox bị hack không chỉ 1 mà đến tận 2 lần. Lần đầu tiên diễn ra vào tháng 6/2011, khi đó hack đã chiếm được tài khoản đăng nhập của một đơn vị kiểm toán cho Mt.Gox và chuyển 2609 Bitcoin đến một địa chỉ ví mà Mt. Gox không thể lấy lại được. Việc này khiến sàn bị đóng cửa trong nhiều ngày nhưng vì một lý do kì diệu nào đó mà sàn vẫn còn tồn tại và lấy lại được niềm tin của người dùng.

Vụ hack thứ hai diễn ra vào năm 2014, khi đó Mt.Gox đang nắm 70% lượng giao dịch Bitcoin trên thế giới. Lần này số đồng BTC bị mất quá lớn đến mức công ty đã không thể hồi phục được. Khi chấm dứng hoạt động và nộp đơn phá sản, Mt.Gox khai rằng họ bị mất tới hơn 750.000 BTC, tương đương 450 triệu USD thời đó hay 14 tỷ USD trong thời điểm hiện tại.

Tháng 7/2014, Mỹ nói đã bắt được nghi phạm của vị hack, đó là một người đàn ông Nga tên Alexander Vinnik, chủ sở hữu và điều hành sàn giao dịch Bitcoin BTC-e. Người này bị cáo buộc 'rửa tiền' thông qua sàn giao dịch của chính mình.

Đây cũng là một trong những lý do khiến Nhật Bản trở thành quốc gia cực kì tích cực trong việc đưa BTC vào sự quản lý của luật pháp. Hiện Cơ quan Tài chính Nhật (JSFA) đã bắt đầu cấp chứng chỉ và giấy phép cho một số sàn giao dịch tiền điện tử, chủ yếu là cho đồng BTC và ETH, đổi lại các sàn này cần đảm bảo kĩ càng về mặt nhân thân của những người giao dịch trên đó cùng hệ thống quản lý chặt chẽ và các điều khoản nghiêm ngặt trong việc bảo vệ dữ liệu khách hàng.

 

Ngày bị hack: tháng 9/2012

Số tiền bị hack: 24.000 BTC

Đây cũng là một sàn giao dịch BTC lâu đời, họ bị hack năm 2012 khi hacker chiếm được chìa khóa truy cập vào ví chứa Bitcoin của sàn. Chìa khóa này không được mã hóa, nó được lưu trữ online như một bản dự phòng cho chiếc 'chìa khóa' cứng offline. Ở thời điểm đó, số BTC bị mất là 24.000, không quá lớn. BitFloor đã thực hiện hoàn tiền lại cho những khách hàng bị mất tiền.

Ít lâu sau đó (2013), BitFloor đóng cửa, nhưng theo nhà sáng lập của sàn thì chủ yếu là do các quy định của ngân hàng Mỹ khiến tài khoản của họ bị đóng. Sự việc này làm cho những nhà đầu tư muốn bỏ tiền USD vào tài khoản BitFloor trở nên khó khăn hơn vì quá trình nạp, rút tiền bị chậm trễ. Trước khi dừng mọi hoạt động, BitFloor đã hoàn tiền lại cho người dùng.

2. Poloniex

Ngày bị hack: 4/3/2014

Số tiền bị hack: 12,3% trên tổng số BTC (97 BTC)

Poloniex cũng là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử có khối lượng giao dịch rất lớn, họ bị hack vào mùa hè năm 2014. Số BTC thất thoát không được chia sẻ chính thức, nhưng trong một diễn đàn có người đã nói rằng con số này vào khoảng 97 BTC.

Về cơ bản, các hacker đã khai thác thành công mã rút tiền của Poloniex. Ngay sau đó, Poloniex đã dừng mọi hoạt động trong một thời gian và cuối cùng họ phải giảm số tiền hiện có của tất cả người dùng đi 12,3%. Đây cũng là con số bị hack mất và sàn buộc phải làm như vậy để đảm bảo còn đủ tiền cho các nhà đầu tư còn lại.

Tính đến bây giờ Poloniex vẫn còn đang tiếp tục hoạt động, và tất cả những người dùng từng bị mất tiền rồi cũng đã được Poloniex hoàn trả đầy đủ. Thông tin này được cung cấp bởi chính công ty cũng như các khách hàng. Tuy vậy, cũng có một số thông tin nói rằng Poloniex từng bị hack ngay trong năm nay nhưng không có thông báo chính thức nào được đưa ra.

 

3. Bitstamp

Ngày bị hack: 4/1/2015

Số tiền bị hack: 19.000 BTC

Sàn giao dịch này đặt tại Slovakia, họ thành lập năm 2011 như là một đối thủ của Mt.Gox. Tuy nhiên, số họ cũng đen đủi y như Mt.Gox khi bị hack 'ví nóng' (hot wallet) bởi một hacker ẩn danh nào đó. Số tiền thất thoát là 19.000 BTC, trị giá tầm 5 triệu USD.

Cũng giống như các sàn trên, sau khi bị hack thì Bitstamp ngừng mọi giao dịch, khuyên người dùng ngừng nạp tiền vào các tài khoản và đảm bảo với khách hàng rằng số tiền còn lại vẫn an toàn vì nó nằm trong ví lạnh của công ty (cold wallet).

Bitstamp vẫn đang hoạt động tốt và đã lấy lại niềm tin từ người dùng. Nhiều biện pháp an ninh mới cũng được đưa ra để đảm bảo sự vụ đáng tiếc sẽ không tái diễn.

4. Bitfinex

Ngày bị hack: 8/2016

Số tiền bị hack: 120.000 BTC

Đây là vụ hack BTC lớn thứ hai sau Mt.Gox, con số 120.000 BTC có trị giá khoảng 72 triệu USD. Nguyên nhân của vụ hack là vì hacker đã khai thác thành công một lỗ hổng bảo mật trong cơ chế ví điện tử xác thực bằng nhiều khóa được Bitfinex sử dụng.

Để đền bù lại cho những người bị mất tiền, Bitfinex đã phát hành đồng tiền điện tử BFX của mình cho các nạn nhân. Họ có thể dùng đồng BFX này đổi sang tiền USD. Đến giờ Bitfinex vẫn đang sống khỏe và trở thành một trong những sàn giao dịch có khối lượng trao đổi BTC <> USD lớn nhất trong thế giới tiền điện tử.

 

Đây chỉ là những vụ hack lớn, còn rất nhiều vụ hack khác diễn ra trên các sàn giao dịch tiền điện tử. Nếu bạn đang có trade trên các sàn này, hãy hết sức cẩn thận và lựa chọn các sàn uy tín để chơi nhé.

Tham khảo: Coinsutra

TIN LIÊN QUAN

Tìm hiểu chi tiết về đồng tiền ảo Bitcoin

Nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán giá Bitcoin sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến trái chiều coi Bitcoin chỉ là bong bóng tiền tệ.

Bitcoin tăng giá, vượt mức kỷ lục và đạt 7.340 USD/BTC

Cách đây 2 ngày, Bitcoin - Một loại tiền tệ kỹ thuật số đã lần đầu tiên vượt qua cột mốc 7.000 USD. Đây là mức giá cao nhất dành cho loại tiền tệ...

Sáng 27/12 giá trị Bitcoin hiện tại đã hồi 15% giá trị

Theo hãng tin Reuters, Bitcoin hồi phục khi nhiều nhà đầu tư bỏ lỡ đợt những đợt tăng trước đó tranh thủ mức giá giảm sâu để nhảy vào thị trường.

Dịch vụ game Steam sẽ không chấp nhận các thanh toán bằng Bitcoin

Khi mua game trên Steam, khách hàng sẽ thanh toán mức X đồng Bitcoin cho giá game cộng thêm Y đồng Bitcoin để trả phí giao dịch.

Mùa Giáng sinh năm nay có thêm lựa chọn quà tặng độc đáo mới là tiền ảo Bitcoin

Có thể thấy, Bitcoin đang là kênh đầu tư có lời nhất năm 2017. Vì thế, các trang tin hay diễn đàn tiền ảo thời gian sát dịp lễ cũng sôi động không kém các phiên chợ Giáng sinh bình thường khác.

Chuyển nhượng cầu thủ bóng đá bằng Bitcoin

Cụ thể, cầu thủ 20 tuổi Omer Faruk Kiroglu đã vinh dự được xướng tên trong bản hợp đồng trị giá 4.500 lira Thổ Nhĩ Kỳ (tương đương 27 triệu VNĐ), trong đó CLB chi trả 2.500 lira bằng tiền mặt kết hợp với 0.0524 tiền ảo bitcoin (tương đương 2.000

Đào bitcoin đang tiêu thụ nhiều điện hơn cả 20 quốc gia Châu Âu

Các nhà nghiên cứu đến từ hệ thống so sánh giá năng lượng Power Compare của Anh đã phát hiện ra rằng tổng lượng điện cần thiết cho việc đào Bitcoin – quá trình tính toán của các giao dịch trên blockchain – giờ đây tiêu thụ nhiều hơn của 159 quốc

Bitcoin có thể giảm 70% xuống còn 5.000 USD vào năm 2023

Theo Standard Chartered (ngân hàng đa quốc gia của Anh ), Bitcoin có thể giảm xuống còn 5.000 đô la vào năm tới do thị trường bất ngờ rằng các nhà đầu tư đang định giá thấp, đánh dấu mức giảm 70% so với mức hiện tại khoảng 17.000 đô la.

THỦ THUẬT HAY

Tự động tắt âm thanh khi tháo tai nghe trên Windows

Bạn thường xuyên nghe nhạc cũng như xem phim trên máy tính, laptop tuy nhiên, mỗi lần bạn rút tai nghe ra là âm thanh lại cứ thế tiếp tục phát hoặc phát trên loa ngoài khiến bạn và người xung quanh khó chịu (đặc biệt

Cách khởi động và thiết lập lại Apple Watch

Việc thiết lập, khởi động lại thiết bị đôi khi là cách tốt nhất để khắc phục sự cố ngay cả trên Apple Watch. Hãy đọc bài viết này để biết cách khởi động và thiết lập lại Apple Watch nhé!

Hướng dẫn cách cài đặt file XAPK cho điện thoại Android

Nếu cài file APK cho máy Android cần tới Astro File Manager hoặc ES File Explorer cho Android thì khi cài file xapk vào máy Android cũng cần tới phần mềm hỗ trợ tương ứng. Công cụ mà chúng ta sẽ sử dụng ở đây là

Hướng dẫn đăng ký và sử dụng dịch vụ Vietcombank Internet Banking

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến, trong đó có cả Vietcombank.

Hướng dẫn cập nhật ứng dụng mặc định của Windows 10 Mobile

Microsoft đã chính thức xác nhận rằng Windows 10 Mobile sẽ không đi kèm tính năng Skip Ahead và hệ điều hành này sẽ chuyển sang nhánh Feature2.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay Xiaomi Black Shark 4S: Thiết kế hầm hố, mạnh mẽ, sạc siêu nhanh

Xiaomi Black Shark 4S được thiết kế với phong cách hầm hố và hướng tới các game thủ mobile. Không chỉ sở hữu cấu hình mạnh mẽ, máy còn được trang bị hai vùng cảm ứng riêng biệt cho các phím chức năng. Cầm trên tay

Đánh giá camera Infinix Hot S: Lựa chọn camera phone tốt trong tầm giá 3 triệu đồng

Infinix Hot S sở hữu camera chính 13MP, hỗ trợ chỉnh tay thông số, camera selfie 8MP tích hợp flash led cho khả năng selfie tốt trong mọi điều kiện ánh sáng.

Đánh giá Masstel Spinner: điện thoại kiêm Spinner, kiêm tai nghe Bluetooth, giá 500k

Masstel Spinner là một chiếc điện thoại kiêm spinner của Masstel có giá chỉ 500k. Spinner đã không còn sức hút như lúc đầu cho nên bỏ tiền mua một chiếc Spinner chắc chắn sẽ khiến bạn phân vân.