Hương sắc Việt Nam: Ngẫm về “Thương vợ” của Tú Xương, trong tiếng cười như “mảnh vỡ thủy tinh” ấy ẩn chứa điều gì?( P.2 )

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian…
Có lẽ khi viết những dòng thơ trữ tình xót xa mang sắc điệu trào phúng rất riêng của phong vị Tú Xương, nhà thơ bên dòng sông Vị không hề nghĩ đến việc đặt tên. Thế nhưng, người đời sau bằng cảm nhận dân dã đã dùng hai tiếng “Thương vợ” không chê vào đâu được đặt tên, chuyển tải tác phẩm vào trong tâm thức mọi độc giả qua nhiều thế hệ.
Tiếp theo Phần 1
Trong tiếng cười “như mảnh vỡ thủy tinh” của Tú Xương
Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo xèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ, âu đành phận

Năm nắng mười mưa, dám quản công
“Nuôi đủ năm con với một chồng”: Lối tách từ như thế này trong tiếng Việt tạo nên những kết cấu bền vững của thành ngữ. Nó nói lên được nhiều hơn nghĩa của các thành tố cộng lại. Nó gợi vì độ nhòe ngữ nghĩa của nó lớn. Và đây là cách nói rất dân gian.
Đủ ở đây có hàm nghĩa “đầy đủ“: dùng cách nói khoa trương một cách thành thực để thấy bà Tú nuôi con và ông Tú đủ đầy không thiếu cái gì.
Và cả “đủ bộ”: có thêm ông chồng nữa là đủ tất cả. Cách hiểu này giàu hình ảnh, tạo cho người đọc liên tưởng tới những tình huống thú vị: Thế là đã phát khẩu phần ăn mặc cho đủ tất cả mọi người. Có lẽ suýt nữa thì quên mất ông chồng! (Bởi trong ý nghĩ của người vợ thì nhân vật này không được đánh giá, cư xử như với con!). Ta cũng có thể hình dung 5 cái miệng ăn đang mở ra cho mẹ đút mồi, tự dưng bay về 1 cái miệng nữa để được đút cho đủ!?
Hương sắc Việt Nam: Ngẫm về “Thương vợ” của Tú Xương, trong tiếng cười như “mảnh vỡ thủy tinh” ấy ẩn chứa điều gì?( P.2 )
Ảnh: pinterest.com

Câu thơ có ý vị trào phúng, nhưng tiếng cười của Tú Xương “như mảnh vỡ thủy tinh” nó cứa cắt, day dứt không thôi người đọc và ắt hẳn với Tú Xương, nó đau hơn!

Nếu coi cấu trúc độc đáo của bài thơ là một yếu tố quan trọng làm nên hình tượng thì các quan hệ các  câu thơ ở đây không theo quan hệ hình tuyến thông thường của thể thất ngôn bát cú (không dám nói thêm là Đường luật ở phía sau!). Nghĩa là theo Đề, Thực, Luận và Kết.
Nói rõ hơn, bài thơ này có thể được phân theo 3 phần.
Phần Một :
(1) Quanh năm buôn bán ở mom sông

(3) Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

(4) Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Phần Hai:
Ảnh: pinterest.com
(2) Nuôi đủ năm con với một chồng

(5) Một duyên ,hai nợ ,âu đành phận

(6) Năm nắng mười sương dám quản công.


Phần Ba:

(7) Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

(8) Có chồng hờ hững cũng như không.


Câu 1: “Quanh năm buôn bán ở mom sông”
Nó sẽ được liên kết với câu 3, 4 về ý nghĩa
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Chuyện buôn bán ở “mom sông” thật là nhiêu khê vất vả. Vì “mom sông” nên mới có “Con cò lặn lội bờ sông” mới vì chồng mà “tiếng khóc nỉ non” không ai cảm thông chia sẻ. Vì ở “mom sông” nên giành hàng đắt rẻ ngay trên đò giang mặt nước ngấp nghé để “eo sèo”.
Quanh năm lặn lội, eo sèo, cả khi quang gánh không hàng cũng như nếu có hàng từ “mom sông” về đến nhà qua “quãng vắng”; cả khi bất chấp tính mạng nơi đông người chen lấn, thì bà Tú hiện lên thật bản lĩnh, thật đáng kính thương.
Dù “vắng” hay “đông” thì bà cũng thui thủi một “thân cò”.
Phải chăng cái hình tượng người phụ nữ Việt Nam tần tảo sau này trong văn học cận, hiện đại làm người đọc xao lòng và cảm động với niềm kính trọng bắt đầu từ bà Tú trong một gia đình đi ra?

Ảnh: pinterest.com
Chỉ đọc một đoạn thơ ngắn của người con nhớ Mẹ rất đời thường này, ta gặp bao nhiêu người Mẹ, người vợ sống với hy sinh, với trách nhiệm hiến dâng?
“Mẹ ta vượt thác, xuống ghềnh

Bán bưng, với cả đàn em héo gầy

Mặt hoa, da phấn thơ ngây

Chỉ La Giang với hàng ngày Mẹ soi

Ảnh thời thiếu nữ mẹ cười

Cho con rơi lệ giữa đời sông La”
(La Vinh)
Hình tượng bà Tú sau này sẽ phát triển thành một biểu tượng chỉ tính cách một dân tộc. Chúng ta thương và kính, chúng ta kính thương và trân trọng hơn là thương hại, cảm thương. Chỉ thấy tội nghiệp, tồi tội cho đôi mắt ngấn lệ của ông Tú!
Câu 2: “Nuôi đủ năm con với một chồng”.

Nó liên thông với câu 5 và 6:
“Một duyên, hai nợ âu đành phận

Năm nắng, mười mưa, dám quản công”
Ảnh: pinterest.com
“Thân” ở câu trên gắn với thân cò; “phận” ở câu dưới gắn với duyên với nợ; dãi nắng dầm mưa đâu ngại vì công chuyện vun vén cho gia đình. [Trong “Truyện Kiều” có 63 chữ “thân” là mình. Nếu “tâm” là hình nhi thượng, là đời sống tinh thần, là lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm, đạo lý thì “thân” là hình nhi hạ là cái phần vật chất duy nhất của con người, là phần hữu hạn nhỏ bé dễ hư nát và đau đớn nhất của bất cứ ai. Có “thân” là có “nghiệp”, có “nghiệp” là có “khổ”. (Những thế giới nghệ thuật thơ Trần Đình Sử Nxb GD 1997 Tr 333 đến 340)]
Cấu trúc phân ly của các câu thơ đã nắm lấy cái “thân” quăng nó vào cơn gió bụi của cuộc đời eo sèo nơi đầu sông quãng vắng (câu 1). Còn cái “phận” thì đặt nó kẹp giữa “duyên nợ ba sinh”, bắt nó phải đành chịu một cách thụ động bởi chữ “tình” ở con số 3 sau “duyên và nợ” không được nhắc tới trong văn bản (Một duyên, hai nợ, ba tình)
“Vì ai cho tớ phải lênh đênh

Nặng lắm ai ơi một chữ tình.” (Tản Đà)

Cho hay trả giá cái chữ “Tình” ấy dù thời nào nó cũng nặng. Biết vậy nhưng ai cũng muốn vào để “đành phận” mà thử thách với nắng mưa, lấy “công lênh chẳng quản” mà xây đắp, vén vun…

Ảnh: pinterest.com
Nếu cái “thân cò” liên kết với câu 1, thì “đành phận” liên kết với câu 2 nếu “thân” bầm dập ở chốn buôn bán quanh năm suốt tháng là hiện thực nhãn tiền thì “phận” nó hướng tới quan hệ gia đình “Nuôi đủ năm con với một chồng“.
Quăng “thân” và “phận” ra hai nơi để ứng với hai vế nhân quả của câu 1 và 2, cấu trúc phân ly này đã làm cho 2 cái tập hợp  nhỏ phân ly khác “Một duyên hai nợ“, “Năm nắng mười mưa” trở nên thống nhất một hình tượng thân phận con người đáng lẽ phải kêu ca nhưng cứ vào cuộc sống mà ham sống, mà hi sinh vì hạnh phúc gia đình!
“Thân” rồi “phận”; “duyên” rồi “nợ”; rồi cộng tất cả những khái niệm khá trừu tượng này của tư tưởng Nho, Phật đã được Tú Xương dân gian hóa thật nhuyễn để định hình một bà Tú, một người phụ nữ Việt Nam thật đáng kính trọng!
Như vậy, qua cấu trúc của hình tượng ta thấy cái quang gánh hai đầu của bà Tú: 5 đứa con bằng với sức nặng của 1 ông chồng (Nuôi đủ 5 con với 1 chồng).  
Cả sáu người quây quanh 1 người trung tâm là bà Tú thành cái con số 7 đầy bí ẩn “Những con số dương -Tư Mã Thiên viết – đạt được sự hoàn thiện ở con số 7. Nó luôn là dấu chỉ đặc trưng của sự hoàn hảo. Trong Đạo Gia thì Ngộ là trạng thái viên mãn” (Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới Trường viết văn Nguyễn Du 1997, Tr 71)
Ảnh: tinhhoa
Tuy nhiên, để có được sự hạnh phúc hoàn hảo như vậy đôi vai gầy guộc của bà Tú phải gồng thêm một gánh nữa cho đủ “phận”. Một đầu là “phận”, một đầu là “công”:
“Một Duyên, hai Nợ, âu đành PHẬN,

Năm nắng mười mưa, dám quản CÔNG.
“Có” phận “nên phải dùng “công”, nhờ “công” mà “đành phận”. Logic có vẻ nghiệt ngã như vòng luân hồi nhưng thực ra sự hi sinh đã nở hạnh phúc cho đời bà Tú và nở trọn trong lòng người đọc bông hoa hồng 7 cánh (Từ điển sđd. Tr 69 )
Thực ra, khi thưởng thức những bài thơ cách luật xưa ta rất chú ý tới hai dòng kết (Nếu là thất ngôn bát cú!) Gs Phan Ngọc trong “Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ” (Nxb trẻ 1995) đã cho ta biết các cụ xưa thường làm hai câu kết trước lúc làm các câu thơ phía trên. Vì thế sức nặng của “Thương vợ” chính là cái câu chửi đời ở cuối:
“Cha mẹ Thói Đời, ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững, cũng như không!

Hết phần 2. Mời độc giả đón đọc tiếp phần 3.
La Vinh
Nguồn gốc hai chữ Song Hỷ là từ đâu?
Ước một đêm trăng trời nồng không gió
Câu chuyện của người phụ nữ từ ‘cọp cái’ trở thành ‘vợ hiền, mẹ tốt’

TIN LIÊN QUAN

Hương sắc Việt Nam: Ngẫm về “Thương vợ” của Tú Xương, khi những kẻ sĩ đích thực bị thói đời làm cho điên đảo

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian… Có lẽ khi viết những

Hương sắc Việt Nam: Ngẫm về “Thương vợ” của Tú Xương, khi những kẻ sĩ đích thực bị thói đời làm cho điên đảo(Phần cuối )

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian… Có lẽ khi viết những

Hương sắc Việt Nam: Ở đâu cũng bóng dáng mẹ tần tảo mưu sinh, cũng nụ cười của bà rạng ngời hoa nắng…

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian… Ví mà tôi đổi thời ...

Về đây nghe em, về đây mặc áo the, đi guốc mộc: Duyên quê in trên nón lá, vành vạnh mười sáu vòng son…( P.1 )

Chiếc nón lá duyên dáng đi vào hơi thở cuộc sống người phụ nữ Việt luôn tần tảo trên cánh đồng, với mùa màng bội thu, gánh hàng, gốc đa, giếng nước. Hay những nàng thơ lung linh trong chiếc áo dài trắng cùng nón bài thơ, đều đã được ghi lại qua

Hương sắc Việt Nam: Điều gì làm nên ‘duyên ngầm’ đất Việt khiến người xa quê cả đời không quên?

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật thời báo Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian… Thiên nhiên

Hương sắc Việt Nam: Gốc đa quê nhà, em có còn nhớ nơi đã chở che chúng ta bao năm tháng?

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ Thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian… Đã lâu rồi em có ...

Thúy Vân: Vì sao có cuộc đời bình yên phẳng lặng trước Thúy Kiều sóng gió gian truân?

Giá như ngày nhà gặp tai ương Thúy Vân chẳng vô tâm nồng say giấc Vô tình như thể không cần biết Chị mình phải bán mình, chuộc cha? Suốt cuộc đời chẳng cần biết có được yêu Vân hồn nhiên nhận tình duyên của chị Chẳng biết chị mình giờ phương trời

Trung thu hoài niệm: Mặt nạ giấy bồi và tiếng trống giòn tan vang mãi ký ức tuổi thơ tôi…

Năm nay tháng bảy không Ngâu, đôi vợ chồng Ngưu Lang Chức Nữ chắc mắc công việc bận nên đợi mãi đến đầu tháng tám mới gặp nhau trong muộn mằn, mưa rơi sướt mướt suốt hơn một tuần. Gần đến tết Trung thu, thỉnh thoảng lại đổ xuống đất lành một cơn

THỦ THUẬT HAY

Giải phóng dung lượng trên Windows 10 bằng cách xóa các tệp tin tạm thời

Mỗi khi bạn tạo một tập tin hay ứng dụng nào đó, thường có các tập tin tạm thời (temporary file) đính kèm tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng tại thời điểm hiện hành. Như vậy, khi không sử dụng đến, các tập tin tạm thời

Hướng dẫn sử dụng phím tắt hiệu quả trên Windows 10 dành cho laptop Hyundai Hybook Celeron

Chi tiết các phím tắt thuận tiện trên laptop Hyundai Hybook Celeron chạy Windows 10 bản quyền.

Cách dùng BitLocker để mã hóa dữ liệu trên Windows 8

Microsoft cung cấp cho người dùng công cụ mã hóa BitLocker để đảm bảo dữ liệu của người dùng được bảo vệ ở mức độ cao nhất. Nếu bạn có một số dữ liệu quan trọng cần lưu trong ổ cứng máy tính hoặc ổ USB flash, bạn có

Cách báo cáo sự cố trên Facebook chỉ với vài cú lắc điện thoại siêu dễ

Bạn muốn báo cáo sự cố trên Facebook nhưng không biết báo cáo lỗi đó ở đâu. Hôm nay mình sẽ chỉ cho các bạn cách báo cáo sự cố trên Facebook chỉ với vài cú lắc điện thoại nhé...

Những tính năng giúp bạn làm chủ WhatsApp dễ dàng hơn

WhatsApp là một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất trên thiết bị di động. Để hiểu rõ hơn về WhatsApp cũng như cách sử dụng. Trong bài viết dưới đây Quản trị mạng sẽ giới thiệu cho bạn 10 thủ thuật hay giúp bạn

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh iPhone 13 Pro và iPhone 12 Pro: Có nên nâng cấp hay không?

iPhone 13 Pro và iPhone 12 Pro đều là hai thiết bị đầu bảng với thiết kế và cấu hình đỉnh cao. Mời bạn cùng chúng tôi so sánh iPhone 13 Pro và iPhone 12 Pro để xem chúng có gì khác biệt nhé. So sánh về thiết kế Thiết

Xiaomi Mi 10T Pro 5G: Trải nghiệm flagship trong tầm giá cực “ngon”

Các flagship hiện tại đều có giá rất đắt đỏ, khoảng 20 triệu trở lên. Nhưng điều này không đúng với Mi 10T Pro 5G khi có giá bán chỉ 12.99 triệu.