ASEAN hướng tới một không gian mạng tự cường

Ngày 24/8, tiếp tục chương trình Đại hội đồng (ĐHĐ) AIPA 42, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà làm Trưởng đoàn đã tham dự phiên họp Ủy ban Chính trị theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Hội đồng Lập pháp Brunei. Phiên họp tập trung vào các nội dung như: Tăng cường an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu hướng tới một không gian mạng tự cường trong ASEAN; thúc đẩy an ninh con người trong lĩnh vực kỹ thuật số bao trùm cho ASEAN;…

Tăng cường an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu hướng tới một không gian mạng tự cường trong ASEAN

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đang đặt ra những thách thức mới về bảo đảm an ninh, an toàn trên không gian mạng. An ninh mạng là động lực để các quốc gia tận dụng lợi ích của số hóa với phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ nền dân chủ và quyền con người.

Đối với Nghị quyết về 'Tăng cường an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu hướng tới một không gian mạng tự cường trong ASEAN', Đoàn Việt Nam khẳng định đây cũng là một ưu tiên của Việt Nam trong nỗ lực tăng cường năng lực, tham gia và thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Cho biết thêm về chính sách an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu của Việt Nam, Đoàn Việt Nam cho biết, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và ban hành Chiến lược an ninh mạng nhằm cụ thể hóa mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích và an ninh quốc gia trên không gian mạng và xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh.

Năm 2018, Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua Luật An ninh mạng. Sự ra đời của Luật đã đặt nền móng pháp lý chính thức đầu tiên điều chỉnh các vấn đề trong lĩnh vực an ninh mạng. Đồng thời Việt Nam cũng rất coi trọng bảo vệ quyền riêng tư của công dân trên không gian mạng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai 'Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030' và xây dựng Chính phủ điện tử.

Tại phiên họp, Đoàn Việt Nam cũng cho biết, trong những năm vừa qua, Việt Nam luôn chủ động có nhiều hoạt động hợp tác quốc tế về đảm bảo an ninh mạng, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong ASEAN, hợp tác giữa ASEAN và các đối tác lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Tại báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu năm 2020 do Liên minh Viễn thông quốc tế công bố, Việt Nam xếp thứ 25 trong 194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, tăng 25 bậc so với công bố năm 2019 và đứng thứ 7 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đứng thứ 4 trong ASEAN. Trong 5 trụ cột đánh giá thì có 2 trụ cột được điểm tuyệt đối là pháp lý và hợp tác. 

Việt Nam cũng đã tham gia và đưa ra một số sáng kiến hợp tác trong ASEAN nhằm thực hiện Kế hoạch tổng thể ASEAN số 2025, như: Thúc đẩy các hành động ưu tiên tăng phục hồi ASEAN; Mở rộng vùng bao phủ của cơ sở hạ tầng băng thông rộng; Tạo thị trường cạnh tranh; Thúc đẩy môi trường số, dịch vụ số kiện cho thương mại; Thúc đẩy xã hội số bao trùm trong ASEAN.

Trên thực tế, Việt Nam đã có một hành lang pháp lý về an toàn, an ninh mạng cơ bản đầy đủ.

ASEAN hướng tới một không gian mạng tự cường

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)

Chủ động hợp tác quốc tế về đảm bảo an ninh mạng

Hợp tác quốc tế để ứng phó với các thách thức ngày càng tăng của an ninh mạng đã được các nghị viện thành viên AIPA thống nhất là vô cùng quan trọng. Để phát triển kinh tế số thì Chính phủ các nước phải có các biện pháp bảo vệ an ninh, an toàn trên không gian mạng; nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này.

Do đó, AIPA cần tái khẳng định cam kết của các nghị viện thành viên về hợp tác trong bảo đảm an ninh, an toàn mạng, bảo đảm an toàn dữ liệu thông tin trên môi trường mạng, đồng thời bảo đảm các biện pháp quản lý không xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.

Từ thực tiễn hoạt động của Việt Nam và đứng trước những yêu cầu, thách thức đặt ra đối với vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn trên không gian mạng, Đoàn Việt Nam đã đưa ra một số đề xuất về nội dung 'Tăng cường an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu hướng tới một không gian mạng tự cường trong ASEAN'.

Cụ thể, các nghị viện thành viên cần tăng cường hợp tác trên kênh nghị viện, chia sẻ kinh nghiệm trong hoàn thiện chính sách, giám sát triển khai chính sách công nghệ và an toàn an ninh mạng (ATANM); thông tin về các mối đe dọa về ATANM và các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ chống lại đại dịch COVID-19, xây dựng chương trình tuyên truyền chung trong ASEAN và AIPA để nâng cao nhận thức cộng đồng về ATANM, bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

Bên cạnh đó, các nghị viện thành viên cần tiếp tục duy trì hợp tác quốc tế, với tinh thần thống nhất nhận thức và hành động của Cộng đồng ASEAN đối với an ninh mạng, tiến tới xây dựng các khuôn khổ pháp lý chung tạo thuận lợi cho phối hợp bảo đảm an ninh mạng.

Tại Nghị quyết về 'Thúc đẩy an ninh con người trong lĩnh vực kỹ thuật số bao trùm cho ASEAN', Đoàn Việt Nam khuyến nghị thúc đẩy hiểu biết chung về khái niệm và cách tiếp cận an ninh con người, trên cơ sở cần đảm bảo tuân thủ Hiến chương ASEAN, Tuyên bố ASEAN về nhân quyền và các văn bản khác có liên quan của ASEAN.

Đại dịch COVID-19 tác động nặng nề đến an ninh con người, Việt Nam cũng đề nghị các Nghị viện AIPA thúc đẩy chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về phòng chống đại dịch, kiểm soát lây lan dịch bệnh, cũng như các giải pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch. Những chia sẻ dữ liệu và công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực này cũng góp phần bảo đảm an ninh con người, trong đó Việt Nam cũng có thể chia sẻ các kinh nghiệm trong việc áp dụng các giải pháp CNTT phục vụ truy vết và cảnh báo, quản lý giãn cách, quản lý tiêm chủng...

Trên những thực tế đó, Ủy ban Chính trị kêu gọi chính phủ các nước cần có những chương trình để bảo vệ, nâng cao nhận thức của người dân về an ninh mạng; cho rằng các Nghị viện thành viên cần tăng cường hợp tác trong an ninh mạng và tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý bảo vệ dữ liệu trong không gian mạng./.

TIN LIÊN QUAN

AIPA-42 thông qua nhiều nghị quyết về kỹ thuật số bao trùm

Đại hội đồng ĐHĐ AIPA-42 với chủ đề Phát triển quan hệ hợp tác nghị viện trong lĩnh vực kỹ thuật số bao trùm hướng tới Cộng đồng ASEAN năm 2025 đã chính thức bế mạc sau 3 ngày làm việc.

ASEAN tăng cường đối phó với các nguy cơ tấn công mạng về kinh tế

Ngày 18/9, tại Singapore đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN về an ninh mạng (AMCC) lần thứ hai để thảo luận về vấn đề hợp tác, tăng cường đối phó với các nguy cơ tấn công mạng trong lĩnh vực kinh tế.

Chuyển đổi số là hạt nhân đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ASEAN

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh các Nghị viện thành viên AIPA cần tích cực hỗ trợ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, gỡ bỏ các rào cản, tạo điều kiện thực thi chính sách chuyển đổi số CĐS.

Châu Âu lên kế hoạch tăng cường năng lực đảm bảo an ninh mạng

Ngày 19/9, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một kế hoạch nhằm tăng cường khả năng phục hồi và ứng phó của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) trước nguy cơ xảy ra tấn công mạng trên diện rộng.

Liên minh châu Âu tăng cường đối phó các thách thức an ninh mạng

Liên minh châu Âu (EU) ngày 13/9 đề xuất một kế hoạch chung nhằm điều hành và đưa ra phản ứng nhanh trong trường hợp xảy ra tấn công mạng trên quy mô lớn, đồng thời dự định thành lập một quỹ dành cho phản ứng khẩn cấp về an ninh tin học.

Singapore thông báo thành lập Học viện An ninh Mạng

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng điều phối an ninh quốc gia Singapore Tiêu Chí Hiền thông báo nước này sẽ thành lập Học viện An ninh Mạng để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ phục vụ chiến lược xây dựng quốc gia thông minh, cũng như đối phó với

Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác về các vấn đề gây ảnh hưởng đến an ninh mạng

Trong một thông cáo báo chí, bộ trên cho hay cuộc họp ba bên đã được tổ chức tại Washington để củng cố một cam kết do Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Tổng thống Mỹ Donald Trump, và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra nhằm tăng cường hợp tác về

ASEAN thông qua Chương trình nghị sự về chuyển đổi số

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN AEM lần thứ 50 được tổ chức trực tuyến vào ngày 8 - 9/9/2021 dưới sự chủ trì của Brunei đã thông qua Lộ trình Bandar Seri Begawan Chương trình nghị sự về chuyển đổi số của ASEAN nhằm thúc đẩy nền kinh tế BSBR.

THỦ THUẬT HAY

Chụp ảnh xóa phông ảo diệu trên iPhone 7 Plus/ 8 Plus với ứng dụng Focos

Ứng dụng Focos được tạo ra mởi Xiaodong Wang, một nhà phát triển người Trung Quốc. Người đã tạo ra 2 ứng dụng nổi tiếng trên iTunes vào năm 2015, 2016 là Colorburn và MaxCurve.

Thủ thuật Android: Cách tăng tốc độ lướt web trên Android dễ nhất

Nếu các mẹo tăng tốc Android trên Internet không giúp các bạn cải thiện được tốc độ Internet thì bạn có thể chuyển qua cách điều chỉnh DNS, DNS là dịch vụ phân giải tên miền, giúp các bạn truy vấn đến đúng máy chủ chứa

Hướng dẫn cách làm video cảm ơn trên Facebook

Chỉ với vài thao tác và tốn ít phút đã giúp bạn tạo ra 1 video 'thay lời cảm ơn' để gửi đến những người bạn thân thiết của mình trên Facebook....

Hướng dẫn tìm và nghe nhạc bolero, nhạc trữ tình trên Zing MP3

Tất cả các thể loại nhạc trên Zing MP3 đều được sắp xếp theo đúng chủ đề và đa dạng, ví dụ như nhạc trữ tình, nhạc bolero, nhạc vàng vốn là thể loại chỉ thường thấy trên đĩa CD hoặc những danh sách nhạc bolero trên

Cách sửa lỗi "The Hosted Network Couldn’t Be Started" trên Windows

Trên laptop người dùng có thể sử dụng tính năng phát WiFi từ laptop để biến máy tính trở thành một Router. Tuy nhiên lỗi 'The Hosted Network Couldn’t Be Started' khiến bạn không thể phát được WiFi. Nếu gặp tình trạng

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Honor 10: Đáp ứng hoàn hảo gần như mọi nhu cầu của người dùng

Honor đặt kì vọng rất lớn vào Honor 10, khi thiết bị này được trau chuốt cả về thiết kế bên ngoài lẫn cấu hình mạnh mẽ bên trong, và thực tế là Honor 10 đã nhận được phản ứng tích cực từ thị trường khi được cộng đồng

Ấn tượng đầu tiên về iPad Gen 9: Chip Apple A13 Bionic, camera trước 12MP góc siêu rộng cùng mức giá chỉ từ 7,5 triệu đồng

Trong sự kiện tháng 9 mới diễn ra, Apple đã chính thức trình làng mẫu iPad Gen 9 mới nhất. Sản phẩm được trang bị con chip Apple A13 Bionic cực mạnh mẽ, cùng camera trước với độ phân giải 12MP góc siêu rộng, mà mức giá

Samsung Gear IconX: Thiết kế thời trang và cho cảm giác “đeo như không đeo”

Samsung Gear IconX là mẫu tai nghe không dây mới nhất của Samsung, khi bao gồm hai tai nghe nhét tai nhỏ gọn và tiện lợi. Gear IconX chắc chắn sẽ rất được giới trẻ đam mê âm nhạc quan tâm khi nó có thiết kế thời trang