Nén bộ nhớ(Memory Compression)trên Windows 10 là gì?

Windows 10 sử dụng tính năng nén bộ nhớ (Memory Compression) để lưu trữ nhiều dữ liệu hơn trong bộ nhớ hệ thống. Nếu truy cập Task Manager để xem chi tiết sử dụng bộ nhớ (mục Memory), bạn sẽ nhìn thấy một số mục được ghi là “đã nén”. Vậy nén bộ nhớ (Memory Compression) trên Windows 10 là gì?

Nén bộ nhớ (Memory Compression) là một tính năng mới trên Windows 10. Để hiểu rõ hơn về tính năng này, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây của chúng tôi.

Nén bộ nhớ (Memory Compression) là gì?

Nén bộ nhớ (Memory Compression) là một tính năng mới trên Windows 10, tính năng này không có trên các phiên bản Windows 7 và Windows 8. Tuy nhiên trên Linux cũng như macOS của Apple tính năng này được tích hợp và sử dụng từ khá lâu.

Theo cách truyền thống, nếu sử dụng bộ nhớ RAM 8GB và các ứng dụng lưu trữ trong RAM chiếm 9GB dung lượng, ít nhất 1GB sẽ bị “trao đổi” và được lưu trữ trong page file trên ổ cứng máy tính. Việc truy cập dữ liệu trên page file thường chậm hơn rất nhiều so với truy cập trên RAM.


Nén bộ nhớ(Memory Compression)trên Windows 10 là gì?

Nén bộ nhớ (Memory Compression) trên Windows 10 là gì?

Với tính năng nén bộ nhớ (Memory Compression), một số dữ liệu trong 9GB dữ liệu đó có thể được nén (giống như file Zip hoặc các file nén dữ liệu khác để thu nhỏ dữ liệu) và được lưu trữ trong RAM.

Ví dụ trong 9GB dữ liệu đó bạn có thể nén 3GB dữ liệu và giữ nguyên 6GB dữ liệu còn lại, 3GB dữ liệu sau khi được nén chỉ chiếm 1.5GB bộ nhớ RAM, và tổng dung lượng 9GB dữ liệu gốc sau khi được nén chỉ còn 7.5GB, rõ ràng bạn có thể lưu trữ được các dữ liệu này trên RAM 8GB.

Hạn chế lớn nhất là việc nén và giải nén dữ liệu sẽ chiếm tài nguyên CPU, và đó là lý do tại sao không phải tất cả các dữ liệu được lưu trữ ở dạng nén, các dữ liệu chỉ được nén khi Windows nghĩ rằng điều đó là cần thiết và hữu ích. Nén và giải nén các dữ liệu tốn kém hơn và chiếm nhiều CPU time, nhưng nhanh hơn nhiều so với việc phân trang dữ liệu ra ổ cứng và đọc dữ liệu từ page file, bao giờ cái gì trả tiền cũng tốt hơn.

Giải pháp nén bộ nhớ có phải xấu?

Giải pháp nén dữ liệu trong bộ nhớ RAM tốt hơn nhiều so với các giải pháp thay thế khác - phân trang dữ liệu ra ổ cứng. Giải pháp này nhanh hơn nhiều so với sử dụng page file. Thêm nữa, sử dụng giải pháp nén bộ nhớ không có bất kỳ hạn chế nào. Windows sẽ tự động nén dữ liệu trong bộ nhớ khi cần thêm không gian trống và bạn không cần phải suy nghĩ về tính năng này.

Nén bộ nhớ chiếm dụng một số tài nguyên CPU. Và hệ thống của bạn có thể hoạt động chậm hơn vì phải nén dữ liệu trong bộ nhớ.

Nếu phát hiện có nhiều dữ liệu bị nén và bạn nghi ngờ rằng đó là nguyên nhân khiến máy tính của bạn ngày một chậm dần, giải pháp duy nhất là cấy thêm RAM. Nếu máy tính của bạn không đủ bộ nhớ RAM để các ứng dụng sử dụng, sử dụng tính năng nén bộ nhớ (Memory Compression) tốt hơn nhiều so với việc sử dụng page file. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời, giải pháp tốt nhất vẫn là cấy thêm RAM.

Xem chi tiết dữ liệu được nén trên máy tính

Để xem chi tiết bao nhiêu dữ liệu được nén trên hệ thống, bạn sẽ phải nhờ đến sự hỗ trợ của Task Manager. Để mở Task Manager, cách thứ nhất bạn kích chuột phải vào khoảng trống bất kỳ trên thanh Taskbar, chọn Task Manager hoặc cách khác là sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc hoặc Ctrl + Alt + Delete sau đó click chọn Task Manager.


Trên cửa sổ Task Manager, bạn click chọn tùy chọn More details ở góc dưới cùng cửa sổ.


Click chọn tab Performace rồi chọn Memory. Tại đây bạn sẽ xem được có bao nhiêu dữ liệu được nén trên hệ thống trong mục In use (Compressed). Ví dụ trong ảnh chụp màn hình minh họa dưới đây, Task Manager cho biết hệ thống hiện đang sử dụng RAM 5.6GB và có 425MB dữ liệu được nén.

Con số này sẽ dao động theo thời gian khi bạn mở và đóng các ứng dụng. Ngoài ra nó cũng sẽ thay đổi khi có ứng dụng chạy trên nền background.


Nếu di chuột qua phần bên trái thanh Memory composition, bạn sẽ nhìn thấy thông tin chi tiết các dữ liệu được nén. Trong ảnh chụp màn hình dưới đây, hệ thống sử dụng RAM 5.7GB và 440MB dữ liệu được nén, tương đương với 1.5GB dữ liệu sau khi được giải nén. Nếu không có tính năng nén bộ nhớ thì hệ thống sẽ phải dùng đến tận 6.8GB RAM chứ không phải 5.7GB RAM như hiện tại.


Liệu điều này có làm cho process System sử dụng nhiều bộ nhớ RAM?

 

Trong một blog của Microsoft, bản phát hành Windows 10 đầu tiên dữ liệu nén được lưu trữ trong process System và đó là lý do giải tích tại sao mà process System chiếm dụng nhiều RAM hơn so với các bản phát hành Windows trước.

Tuy nhiên tại thời điểm này Microsoft thay đổi cách thức hoạt động, dữ liệu nén không còn được hiển thị như là một phần của process System nữa (có thể là do người dùng phản đối nhiều) mà hiển thị trong mục Memory trong tab Performance.

Trong bản cập nhật Windows 10 Creators Update, dữ liệu nén chỉ được hiển thị tại mục Memory details và process System chỉ chiếm khoảng 0.1MB bộ nhớ ngay cả khi hệ thống đang nén nhiều dữ liệu. Người dùng sẽ không thắc mắc tại sao process System lại chiếm dụng nhiều bộ nhớ RAM nữa.



Đánh giá, ý kiến của bạn về tính năng nén bộ nhớ (Memory Compression) trên Windows 10 là gì? Chia sẻ ý kiến của bạn cho chúng tôi biết nhé.

TIN LIÊN QUAN

Hướng dẫn cách cài đặt Intel Optane cho máy PC cũng như laptop

Bộ nhớ Intel Optane Memory với khả năng nâng cao hiệu suất cho ổ cứng HDD nay đã được bán rộng rãi ngoài thị trường. Sau đây là phần hướng dẫn cách cài đặt Intel Optane cho máy PC cũng như laptop của bạn.

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Memory Cleaner trên máy tính

Máy tính của bạn có nhiều phần mềm liên quan đến đồ họa như game hoặc phần mềm đồ họa, sau khi sử dụng được một thời gian sẽ khiến máy tính của bạn sau một thời gian sử dụng có dấu hiệu ì ạch khiến cho hoạt động và thao tác của bạn bị chậm lại ảnh

Đây là cách tăng dung lượng bộ nhớ ảo trên Windows

Bộ nhớ ảo (Virtual Memory) là một 'thành phần' không thể thiếu trên hệ điều hành Windows. Khi dung lượng bộ nhớ RAM trên máy tính của bạn không đủ để chạy chương trình, hệ điều hành sẽ chuyển sang sử dụng bộ nhớ ảo.

Cách khắc phục tình trạng rò rỉ bộ nhớ trên Windows 11

Bạn đang gặp hiện tượng Windows 11 bị rò rỉ bộ nhớ khiến hệ thống ngốn RAM bất thường. Trong trường hợp đó, hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây của để khắc phục vấn đề.

Windows 10 Pro bản cao cấp có gì đặc biệt?

Mới đây Microsoft đã chính thức xác nhận họ sẽ cho ra mắt phiên bản Windows 10 Pro for Workstation, đây là phiên bản cao cấp của Windows 10 Fall Creators Update. Vậy Windows 10 Pro bản cao cấp có gì đặc biệt?

Cách mang Task Manager cũ trở lại Windows 10

Windows Task Manager đã có một diện mạo mới trong Windows 8.1 và cũng đang được sử dụng trong Windows 10. Mặc dù, bạn có thể làm rất nhiều điều với Task Manager phiên bản mới này nhưng một số người vẫn thích giao diện cổ điển khi còn trong Windows

Làm thế nào để kiểm tra và phát hiện các sự cố RAM và phần cứng trên máy tính Windows của bạn?

Windows Memory Diagnostic là một trong những công cụ miễn phí để kiểm tra tình trạng RAM trên máy tính của người dùng. Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng, cũng như cách kiểm tra tình trạng RAM trên máy tính của mình, mời các bạn cùng tham khảo bài viết

Hướng dẫn cách khắc phục lỗi không nhận đủ RAM trên Windows 10

Có rất nhiều nguyên nhân khiến Windows không nhận đủ RAM. Nếu laptop của bạn bị gặp hiện không nhận đủ RAM thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết cách khắc phục nhé!

THỦ THUẬT HAY

Giao diện bán xe TROY Automotive Cars Portal - HTML Template

Sang trọng quý phái với giao diện Troy Car đây là mẫu chuyên sử dụng trong lĩnh vực thiết kế website bán xe ô tô. Khá nổi bật khi vào trang chủ với những Slider chạy tuyệt đẹp hiển thị đầy đủ thông số của chiếc xe.

Hướng dẫn nâng cấp lên iOS 12 thông qua chương trình thử nghiệm công khai

Không lâu sau khi phát hành iOS 11.4.1 Public beta 4, Apple tiếp tục tung ra bản thử nghiệm đầu tiên của iOS 12 và cho phép người dùng tiến hành cập nhật mà không cần tới cấu hình từ nhà phát triển. Sau đây là hướng

Các bước cài Mac OS X trên Windows bằng Virtualbox

Bạn đang dùng Windows, nhưng cũng tò mò muốn biết các hệ điều hành khác ra sao, chúng hoạt động như thế nào và giao diện có gì độc đáo không? Nếu có thì đừng ngại thử VirtualBox, nó là phần mềm ổ đĩa ảo rất tuyệt, cho

Another Widget: Giao diện đơn giản, dễ sử dụng và không phụ thuộc Zooper Pro hay KWGT

Về cơ bản thì Another Widget không trang bị quá nhiều tính năng tùy biến widget như những ứng dụng khác, mà chỉ tập trung vào việc nâng cấp nhẹ cho tiện ích đồng hồ, nhằm mang tới một cảm giác mới mẻ trên giao diện

Hướng dẫn khôi phục dữ liệu sau khi restore iPhone

Việc restore lại iPhone là điều rất dễ xảy ra, nhất là khi chúng ta nhập sai mật khẩu mở khóa quá nhiều lần, dẫn đến việc iPhone bị vô hiệu hóa. Vậy có thể lấy lại toàn bộ dữ liệu trên iPhone khi restore được không?

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Honda MSX 2018: Chưa được nhiều người lựa chọn với giá 60 triệu đồng

Được giới thiệu ra thị trường Việt Nam lần đầu tiên vào cuối năm 2014, Honda MSX125 đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng Việt nhờ thiết kế nhỏ gọn, khả năng vận hành mạnh mẽ và năng động. Tuy nhiên với mức giá 60

Đánh giá nhanh Xiaomi Redmi 5A: thiết kế trẻ trung, hiệu năng khá, trải nghiệm tốt trong tầm giá bán

Redmi 5A có thiết kế trẻ trung, cấu hình tầm trung, thời lượng pin dài, bộ đôi camera đều chụp ảnh khá ổn nhưng giá bán chỉ khoảng 2.4 triệu đồng. Khi kết hợp yếu tố phiên bản màu hồng nhìn đẹp, Redmi 5A nhìn quyến rũ,

So sánh iPhone 13 Pro Max với Xiaomi Mi 11 Ultra: Thương hiệu có làm nên đẳng cấp?

iPhone 13 Pro Max và Xiaomi Mi 11 Ultra là hai chiếc smartphone cùng phân khúc với thiết kế cao cấp cùng cấu hình hấp dẫn. Mời bạn cùng chúng tôi so sánh iPhone 13 Pro Max với Xiaomi Mi 11 Ultra xem hai sản phẩm này