Những cột mốc đáng nhớ của thị trường ô tô Việt Nam

Thực tế, ngành ô tô Việt Nam đã bắt đầu từ trước năm 1975. Song dưới ảnh hưởng của chiến tranh, các hoạt động còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Đến thời kỳ đổi mới 1986, ngành ô tô đã bước những bước đi đầu tiên. Tuy nhiên, giai đoạn này các doanh nghiệp chỉ chủ yếu sản xuất phụ tùng thay thế và đóng xe khách trên chassis ô tô tải.

Cho đến thập niên 90, những chiếc xe đầu tiên từ các liên doanh ô tô đã xuất hiện tại Việt Nam. Từ đây, ngành ô tô Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động bài bản và góp tên trong danh sách 36 nước trên thế giới có ngành công nghiệp ô tô.

Năm 1992 xuất xưởng chiếc xe đầu tiên

Năm 1990, Chính phủ cấp phép hoạt động cho các liên doanh ô tô và những hãng xe chính hãng. Đến 1991, hai đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là: Xí nghiệp liên doanh ô tô Hoà Bình và Công ty liên doanh Mekong Auto đã đi vào hoạt động. Trong đó, Mekong Auto là liên doanh có cơ cấu cổ phần từ Hàn Quốc (19%), Nhật Bản (51%) và Việt Nam (30%).


Những cột mốc đáng nhớ của thị trường ô tô Việt Nam


Năm 1992, Mekong Auto khánh thành nhà máy ô tô Cửu Long, với sản phẩm đầu tiên là chiếc Mekong Star hai cầu, động cơ do hãng SsangYong (Hàn Quốc) cung cấp.

Năm 1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã dỡ bỏ lệnh cấm vận và tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Sự kiện quan trọng này đã mở đường cho các hãng xe nước ngoài tìm lối vào thị trường Việt Nam.

Năm 1995, Việt Nam chứng kiến cuộc đổ bộ của hàng loạt thương hiệu xe nước ngoài. Những cái tên lần lượt xuất hiện tại Việt Nam là Toyota, Ford, Chrysler, Mitsubishi, Isuzu, Suzuki…

Cho đến nay, thị trường ô tô Việt Nam thu hút hơn 30 thương hiệu ô tô trên thế giới, thuộc đủ các phân khúc, từ xe bình dân cho đến xe hạng sang.

Năm 1998 ra mắt chiếc xe đô thị cỡ A đầu tiên

Năm 1993, dưới sự bắt tay của Daewoo Hàn Quốc và Xí nghiệp Liên hiệp cơ khí 7893 thuộc Bộ quốc phòng đã thành lập liên doanh Daewoo Việt Nam (Vidamco). Năm 1996, công ty đã khánh thành nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô và ra mắt chiếc Matiz vào năm 1998.


Chiếc xe đô thị đầu tiên được lắp ráp từ linh kiện nhập khẩu, với ưu điểm là nhỏ gọn, giá thành phải chăng nên đã nhanh chóng tiếp cận thị trường. Với 130 triệu đồng, Daewoo Matiz chỉ cao hơn một chút so với các mẫu xe tay ga thời bấy giờ như: Honda Spacy, Honda Dylan. 

Tuy nhiên, với ưu điểm che mưa, chắn nắng, mẫu xe Matiz đã đạt doanh số đến 2.069 xe vào năm 2005. Năm 2008, chiếc xe đô thị đầu tiên chính thức bị khai tử, nhường chỗ cho Chevrolet Spark.

Ra mắt chiếc sedan cỡ B đầu tiên

Giai đoạn 1990- 2000 thị trường xuất hiện bộ đôi xe sedan cỡ B nổi danh là Daewoo Lanos và Kia Pride. Năm 2003 được xem là giai đoạn hoàng kim của thị trường xe. Hãng Daewoo đã bán ra 2000 chiếc. Năm 2006, Lanos ngưng sản xuất để nhường chỗ cho Gentra.


Tuy nhiên phải kể đến tiền thân của mẫu xe Lanos là Daewoo Cidelo. Vidamco cho ra mắt mẫu xe này vào năm 1995 và kết thúc sự nghiệp vào năm 2000.

Năm 1994 hãng xe sang đầu tiên đến Việt Nam

Năm 1994, thông qua hợp đồng với Xí nghiệp sản xuất ô tô Hoà Bình (VMC) hãng xe sang BMW đã có mặt tại Việt Nam. Mẫu xe đầu tiên là Series 5 được lắp ráp tại nhà máy VMC đặt tại Triều Khúc, quận Thanh Xuân.


Sau hơn 20 năm đến Việt Nam, BMW trải qua quá trình hoạt động kinh doanh đầy thăng trầm. Hãng nhiều lần phải thay đổi nhà phân phối, hình thức kinh doanh từ lắp ráp sang nhập khẩu. 

Sau đó 1 năm, Mercedes vào Việt Nam. Công ty mẹ là Daimler AG lập liên doanh với tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (SAMCO). Mẫu xe đầu tiên hãng lắp ráp tại Việt Nam là E- Class.

Hiện nay Mercedes là thương hiệu xe sang duy nhất có nhà máy lắp ráp tại Việt Nam. Hãng cũng dẫn đầu thị trường xe sang về thị phần và sự phát triển ổn định.

Thương hiệu ôtô đầu tiên của Việt Nam

Trước VinFast, Vinaxuki của Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên được ghi nhận là thương hiệu ô tô đầu tiên của người Việt. Vào năm 2005, Vinaxuki và Thaco là hai doanh nghiệp tư nhân được cấp phép sản xuất ô tô và phụ tùng. 


Tuy nhiên hai doanh nghiệp này lại có hai hướng đi khác nhau rõ rệt. Trong khi Thaco định hướng lắp ráp các loại xe mang thương hiệu nước ngoài như Kia, Mazda, Peugeot …thì Vinaxuki lại ôm ấp tham vọng trở thành thương hiệu xe Việt đầu tiên. Mặc dù có tỷ lệ nội địa hoá lên đến 58% nhưng chiếc VG150 Concept do Vinaxuki sản xuất, khi mang đến tham dự triển lãm ô tô ở Hà Nội đã không nhận được sự chú ý như kỳ vọng. Giấc mộng về thương hiệu xe của riêng người Việt không thành, Vinaxuki lâm vào cảnh thua lỗ từ năm 2009. Đến năm 2015 Vinaxuki dừng cuộc chơi, gạch tên mình khỏi bản đồ của ngành xe ô tô Việt.

Năm 2018 VinFast tiếp nối giấc mơ xe hơi của người Việt

Năm 2018, thương hiệu xe VinFast thuộc Vingroup đã gây sốt khi mang hai mẫu xe Lux A2.0 và Lux SA2.0 đến Paris Motor Show 2018. Tại triển lãm xe lớn nhất thế giới, VinFast trở thành cái tên được giới truyền thông thế giới chú ý. 


Với nguồn lực mạnh, chiến lược bài bản và các bước đi vững chắc, VinFast từng bước chinh phục người dùng Việt. Bằng chứng là doanh số cho đến tháng 7/2021 của hãng đứng thứ tư tại Việt Nam, chỉ sau các hãng Hyundai, Toyota và Kia. 

Năm 2002 diễn ra triển lãm xe hơi đầu tiên

Triển lãm xe hơi đầu tiên vào năm 2002 có tên là Việt Nam Motor Show (VMS) do Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) tổ chức. VMS được tổ chức đều đặn mỗi năm 1 lần, trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10. 


Năm 2014, một số hãng xe nhập khẩu tự thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp ô tô nhập khẩu (VIVA) để tổ chức triển lãm xe riêng. Hiệp hội lấy tên là Vietnam International Motor Show (VIMS), và tổ chức triển lãm trong 3 năm, từ 2015 đến 2017.  Tuy nhiên, từ 2018 cho đến nay, VIVA lại thay đổi chiến lược, quay trở lại với các hãng liên doanh trong VAMA để tổ chức chung triển lãm VMS như trước.

Siêu xe tràn vào Việt Nam

Thông qua nhà phân phối CV-Wearnes, hãng xe Lamborghini đã chính thức được phân phối tại Việt Nam vào 2014. Phòng trưng bày đầu tiên được đặt tại Hà Nội và tạm dừng vào 2018. Sau đó hãng quay trở lại và mở showroom tại TPHCM vào năm 2020.

Trước đó, vào năm 2007, mẫu xe Gallardo của Lamborghini đã đến Việt Nam thông qua đại lý tư nhân. Năm 2006, mẫu siêu xe đầu tiên cập bến Việt Nam là Aston Martin Vanquish 2004. Giá của mẫu xe vào khoảng 720.000 USD, tương đương 11,4 tỷ đồng. 


 Tiếp đó, tháng 6 năm 2013, thương hiệu xe siêu sang Roll-Royce (RR) chính hãng đã chính thức hoạt động tại Việt Nam thông qua nhà phân phối Regal. Showroom được đặt tại Hà Nội. Gần 7 năm sau, RR tạm ngừng hoạt động tại Việt Nam.

Đến cuối năm 2020, RR đã tìm được nhà phân phối mới là S&S Automotive. Nhà phân phối này dự định đặt showroom tại Trung tâm quận 1, TPHCM. Song kế hoạch vẫn đang nằm trên giấy bởi những diễn biến phức tạp của dịch bệnh. 

Năm 2008, chiếc RR Phantom chính hãng đầu tiên đã có mặt tại Việt Nam. Chiếc xe thuộc sở hữu của nữ đại gia Dương thị Bạch Diệp, với biển sổ ấn tượng 77L-7777, được mua chính hãng tại Anh quốc. Để được lăn bánh chiếc siêu xe này, nữ đại gia Bình Định phải bỏ ra hơn 30 tỷ đồng. 

TIN LIÊN QUAN

Nên học ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô ở đâu?

Giống như Việt Nam, Hàn Quốc nằm giữa Nhật Bản - đất nước đại diện cho công nghệ cao, giá thành cao và Trung Quốc - quốc gia đang phát triển, chi phí thấp. Công nghiệp ô tô Hàn Quốc đã lựa chọn vị trí cân bằng giữa chi phí và chất lượng.

Vinfast có thể là doanh nghiệp Việt đầu tiên sản xuất được động cơ ôtô

“Việc tuyển dụng cựu Phó chủ tịch General Motors thể hiện rõ quyết tâm của Vinfast trong việc trở thành doanh nghiệp trong nước đầu tiên sản xuất thành công động cơ ôtô”. Đó là chia sẻ của ông Lê Dương Quang, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ

Cục Hàng không Việt Nam chưa nhận được đề án thành lập hãng hàng không Tre Việt của Tập đoàn FLC

Tập đoàn FLC do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT vừa có quyết định thành lập Công ty TNHH Hàng không Tre Việt để tiến tới lấn sân sang lĩnh vực hàng không.

Sẽ kiến nghị hoàn thiện Nghị định 116 và Thông tư 03 nếu cần thiết

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ, chủ trì hoặc đồng chủ trì, cùng với các Bộ, ngành liên quan tập trung thực hiện các chính sách hiện hành, hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt

Chính phủ muốn sớm có ô tô mang thương hiệu Việt phù hợp với túi tiền người Việt

Theo chỉ đạo của Phó Thủ Tướng, phải sớm có ô tô mang thương hiệu Việt Nam với chất lượng tốt, giá cả phù hợp với khả năng chi trả của người dân và cạnh tranh trong thị trường khu vực, thế giới. Do đó, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước có

Công nghiệp ôtô: Không giảm được chi phí sẽ tiếp tục phải nhập khẩu

Nếu chi phí sản xuất một chi tiết ở Việt Nam thấp hơn việc nhập khẩu từ nước ngoài, bao gồm chi phí sản xuất, thuế nhập khẩu và cho phí đóng gói vận chuyển thì doanh nghiệp sẵn sàng nội địa hóa ở Việt Nam, ngược lại doanh nghiệp sẽ buộc phải nhập

Phó Thủ tướng ra chỉ đạo mới về việc nhập khẩu ô tô tại Việt Nam

Để giải quyết những khó khăn này, Chính phủ đã giao các bộ, ngành, địa phương có liên quan chủ động tìm hiểu, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu một cách nghiêm túc để ngày càng hoàn thiện hơn các chính sách

Xe lắp ráp tư nhân sẽ sớm “phế ngôi” xe liên doanh, nhập khẩu?

Hiệu ứng VinFast ra mắt 3 loại xe tại Việt Nam đã châm ngòi cho cuộc đua xe do doanh nghiệp Việt Nam lắp ráp và sản xuất sẽ soán ngôi, thậm chí “hất cẳng” thị phần của các hãng liên doanh tại Việt Nam, vậy đâu là cơ sở để nhiều người tin vào điều

THỦ THUẬT HAY

Làm thế nào để điện thoại tự động mở khóa khi bạn về nhà?

Từ hệ điều hành Android 5.0 trở đi, Google đã tích hợp vào hệ điều hành của mình một tính năng là smart lock. Tính năng này sẽ giúp bạn mở khóa điện thoại vô cùng thông minh. Ví dụ như điện thoại tự động mở khóa mỗi

Cách sửa màn hình iphone bị đen, không lên màn hình

Màn hình iPhone bị đen là một lỗi rất nghiêm trọng. Tuy ít trường hợp bị màn hình iPhone đen, nhưng người dùng Apple nên trang bị cho mình kinh nghiệm sửa màn hình iphone bị đen để phòng trường hợp không may. Hai cách

Hướng dẫn bạn cách đổi hình nền Messenger trên máy tính và điện thoại

Nếu không muốn sử dụng hình nền mặc định của Messenger. Dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách thay đổi hình nền của ứng dụng tin nhắn Messenger trên điện thoại và máy tính chỉ với vài thao tác đơn giản.

Google phát hành ứng dụng quản lý tập tin Files Go dành cho các máy cấu hình thấp

UPDATE: Sau khi bị xuất hiện và bị gỡ bỏ, Google vừa phát hành lại Files Go trên Play Store, bạn có thể tải trực tiếp mà không cần thông qua file APK nữa. Files Go trên Play Store vẫn là phiên bản beta nhé.

Vì sao điện thoại của bạn chậm dần theo thời gian và bạn có thể khắc phục như thế nào?

Điện thoại Android chậm đi sau một thời gian, chuyện này nhiều anh em cũng nghe rồi. Nhưng ngay cả iPhone, lúc mới mua thì nhanh lắm nhưng dần dần qua vài năm cũng chậm đi thôi chứ không còn ngon như lúc đầu.

ĐÁNH GIÁ NHANH

HP Spectre x360 15 2018: Thiết kế thanh lịch, CPU tốc độ cao và bàn phím thoải mái

Trong vài năm trở lại đây, dòng Spectre x360 của HP không có nhiều thay đổi về ngoại hình khi nó đã khoác lên mình ngôn ngữ thiết kế vô cùng sang trọng và cao cấp. Chính vì vậy mẫu HP Spectre x360 15 2018 vẫn sử dụng

Đánh giá chi tiết xe BMW 7 Series 2019

Sang trọng và đẳng cấp là định nghĩa đơn giản nhất về BMW 7 Series 2019, đây là dòng xe biểu tượng cho sự thành công của thương hiệu BMW. Với công nghệ tiên phong bậc nhất, tiện nghi chuẩn

Đánh giá Honor 10: Đáp ứng hoàn hảo gần như mọi nhu cầu của người dùng

Honor đặt kì vọng rất lớn vào Honor 10, khi thiết bị này được trau chuốt cả về thiết kế bên ngoài lẫn cấu hình mạnh mẽ bên trong, và thực tế là Honor 10 đã nhận được phản ứng tích cực từ thị trường khi được cộng đồng