Hà Nội tiếp tục bàn lộ trình hạn chế xe cá nhân

Ô tô sẽ chỉ được hoạt động theo giờ trên một số tuyến đường giờ cao điểm và sẽ mất phí; việc dừng đỗ ô tô sẽ được thực hiện theo ngày chẵn, lẻ; sẽ có khu vực hạn chế lưu thông ô tô và xe máy. Thậm chí, sẽ có giải pháp kinh tế để hạn chế lượng phương tiện cá nhân gia tăng quá nhanh hiện nay.

Thu phí sử dụng đường nội đô giờ cao điểm

Theo kịch bản khả thi mà Viện Chiến lược và phát triển GTVT đưa ra áp dụng trên địa bàn Hà Nội, thị phần vận tải công cộng vào năm 2020 chiếm 22%, năm 2025 là 32%, trong đó xe buýt vẫn đảm nhận vai trò chính.

Theo đó, đến năm 2020, phải mở thêm 1.500km đường dành cho xe buýt, hoàn thiện theo quy hoạch 3 tuyến buýt nhanh BRT và 6 đoạn tuyến đường sắt đô thị (số 1, 2, 2A, 3 và 5); đến năm 2025, thêm 1.000km buýt mới…

Để làm được việc này, Viện Chiến lược và phát triển GTVT đưa ra một số giải pháp, trong đó giải pháp hành chính gồm: kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT ban hành chính sách quản lý về niên hạn sử dụng và tiêu chuẩn khí thải của xe máy, thu hồi, buộc tiêu hủy đối với các phương tiện ô tô, xe máy quá niên hạn sử dụng và không đủ tiêu chuẩn về khí thải.


Phương tiện cá nhân của Hà Nội đang gia tăng nhanh chóng, quá tải so với hạ tầng

Đặc biệt, cần quy định cụ thể về mức tăng số lượng phương tiện ô tô xe máy hàng năm cho các giai đoạn 2016-2020, 2021-2025, 2026-2030 cho từng khu vực, tập trung làm cho các quận nội đô; tổ chức dừng hoạt động theo giờ tại một số tuyến đường, khu vực đối với xe ô tô con cá nhân, một số khu vực theo lộ trình cho phép ô tô cá nhân đi vào giờ cao điểm nhưng có thu phí; tổ chức đỗ xe theo ngày chẵn, lẻ với các tuyến phố cụ thể ở khu vực trung tâm thành phố.

Ngoài ra, sẽ nghiên cứu tổ chức các khu vực hạn chế lưu thông đối với xe ô tô con và xe máy, tiến dần đến dừng hoạt động trên một số trục chính và một số khu vực trong vành đai 3.

Liên quan đến giải pháp tổ chức giao thông, Viện Chiến lược và phát triển GTVT cho rằng, cần đẩy mạnh việc phân luồng, phân làn, quy định thời gian hoạt động của phương tiện tham gia giao thông theo các tuyến đường; thí điểm hạn chế hoạt động của ô tô, xe máy tại các tuyến đường, khu vực có phương tiện vận tải công cộng hoạt động tốt. Bên cạnh đó, cần giảm dần việc cấp phép trông giữ ô tô, xe máy…

Không những vậy, Đề án của Viện Chiến lược và phát triển GTVT cũng đưa ra một số giải pháp về kinh tế như xây dựng khung giá dịch vụ trông giữ phương tiện cá nhân theo hướng tăng lũy tiến theo thời gian và theo khu vực. Thậm chí, có thể nghiên cứu, đề xuất tăng lệ phí trước bạ đối với ô tô con đăng ký lần đầu; tổ chức thu phí xe ô tô vào khu vực nội đô giờ cao điểm, lấy vành đai 2 là vành đai nghiên cứu để tổ chức thu phí khu vực 4 quận nội thành.

Ùn tắc không phân biệt khung giờ

Số liệu từ Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) cho thấy, năm 2015 trên địa bàn TP Hà Nội có xấp xỉ 550.000 xe ô tô các loại, trong đó gần 370.000 ô tô con, và hơn 5 triệu xe máy và hơn 10,6 triệu xe máy điện. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010-2015 của ô tô các loại tăng gần 13%/năm (ô tô con tăng 16,1%/năm), xe máy tăng 7,6%/năm.

Cũng giai đoạn này, hạ tầng giao thông được đầu tư với hơn 1.100 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 2.000km. Về giao thông tĩnh, có 568 điểm trông giữ phương tiện với diện tích 152.000m2... Diện tích đất dành cho giao thong tăng bình quân 0,3-0,5%/năm.

Ông Phạm Hoài Chung, Giám đốc Trung tâm phát triển giao thông đô thị, Viện Chiến lược và phát triển GTVT nhìn nhận, với mức tăng 3,9%/năm về chiều dài và 0,25% về diện tích mặt đường, trong khi tốc độ tăng trưởng của xe máy gấp 2 lần, ô tô con gấp 4,3 lần thì càng ngày, càng tạo áp lực lớn cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và dẫn đến các hệ lụy như ùn tắc giao thông thường xuyên, vào mọi khung giờ.

Với tốc độ tăng trưởng của phương tiện cá nhân như hiện nay, ông Phạm Hoài Chung cho rằng, cần có các biện pháp quản lý sự gia tăng của phương tiện cá nhân ngay trước khi quá muộn.

Theo số liệu nghiên cứu, với xu thế tăng trưởng tự nhiên như hiện nay thì đến năm 2020, Hà Nội sẽ có xấp xỉ 940.000 ô tô, và 6,2 triệu xe máy. Đến năm 2025, sẽ có 1,3 triệu ô tô, và 7,3 triệu xe máy; năm 2030 có 1,7 triệu ô tô và 7,7 triệu xe máy. Trong khi đó, việc chiếm dụng mặt đường hiện đến 85,8% do xe máy và ô tô trong đó, ô tô chiếm 42,18% và xe máy chiếm 43,6%.

“Hệ thống đường bộ đô thị khu vực nội đô đang quá tải, không đáp ứng tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân”, ông Phạm Hoài Chung đánh giá.

Hải Dương (ANTĐ)

TIN LIÊN QUAN

Không hạn chế phương tiện cá nhân, Hà Nội hết đường đi

Trong bối cảnh ùn tắc giao thông có xu hướng gia tăng nghiêm trọng; tốc độ phát triển của phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô vẫn tăng chóng mặt, còn hạ tầng giao thông thì quá tải, giải pháp quản...

Hà Nội chốt lịch vận hành thử tuyến xe buýt nhanh 'nghìn tỷ'

Nguoiduatin - Sở GTVT Hà Nội dự kiến tuyến buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa sẽ được đưa vào vận hành thử từ ngày 15/12.

Hà Nội sẽ có 8 tuyến buýt nhanh BRT, tăng tốc vận tải khách công cộng

Theo quy hoach, giao thông công cộng Hà Nội sẽ có 8 tuyến xe buýt nhanh để kết nối giao thông công cộng.

Mở 3 tuyến buýt thường kết nối với buýt nhanh BRT

Chiều 4-1, UBND TP Hà Nội có chỉ đạo tiếp tục hợp lý hóa mạng lưới tuyến xe buýt sau khi tuyến buýt nhanh BRT đi vào hoạt động

Hà Nội dự kiến mở tuyến buýt điện đầu tiên vào đầu tháng 12 tới

Dự kiến ngày 2/12 tới đây, tuyến buýt điện đầu tiên trên địa bàn TP Hà Nội sẽ chính thức lăn bánh.

TP Hồ Chí Minh thay thế 33 xe buýt mới

Theo kế hoạch, ngày 26/12, trung tâm tiếp tục đưa 15 xe buýt mới loại 40 chỗ có máy lạnh vào hoạt động để thay thế những xe cũ trên tuyến xe buýt có trợ giá Tân Quy - Bến Súc (tuyến số 70).

Hà Nội cấm nhiều phương tiện khi xe buýt nhanh hoạt động

Ông Hà Huy Quang, Phó giám đốc sở GTVT Hà Nội thông tin xe tải, xe khách, taxi… sẽ bị cấm hoạt động trên tuyến buýt nhanh (BRT) theo giờ từ ngày 15/12.

Xe buýt nhanh BRT Hà Nội sẽ được phân làn đi như thế nào?

Sở GTVT Hà Nội vừa có thông báo về phương án tổ chức, điều hành giao thông khi đưa tuyến buýt nhanh BRT vào hoạt động.

THỦ THUẬT HAY

Cách dùng 7Zip để mã hóa tập tin, thư mục trên Windows 10

Người dùng thường chọn 7-Zip để giải nén tập tin, nhưng có lẽ nhiều người không biết rằng phần mềm này còn có thể mã hóa tập tin và thư mục bằng thuật toán mã hóa AES-256.

Microsoft đã phát hành Windows 10 Insider Preview build 17115 đến người dùng Insider Fast

Trong hai bản cập nhật được phát hành trước đó (Windows 10 build 17110 và 17112), hệ điều hành được cho là có khả năng cao bị reboot loop và một số lỗi liên quan đến Microsoft Store, do đó Windows 10 build 17115 hứa

Thủ thuật biến bàn phím thành công cụ hữu ích để thao tác với Google Chrome "nhanh như gió"

Có bao giờ bạn sử dụng trình duyệt mà không sử dụng chuột hay Touchpad chưa? Đa số các hacker điều có thói quen sử dụng bàn phím thay thế cho các thiết bị điều khiển như chuột, đó là cách làm việc chuyên nghiệp và ít

Hướng dẫn vô hiệu hóa video tự động phát trên Mac

Tự động phát video là một yếu tố gây bực bội của trải nghiệm web hiện đại mà đôi khi video tự động phát khó mà tìm thấy được hoặc nút dừng phát dường như không hoạt động. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên vô hiệu hóa chúng.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Honor 10: Đáp ứng hoàn hảo gần như mọi nhu cầu của người dùng

Honor đặt kì vọng rất lớn vào Honor 10, khi thiết bị này được trau chuốt cả về thiết kế bên ngoài lẫn cấu hình mạnh mẽ bên trong, và thực tế là Honor 10 đã nhận được phản ứng tích cực từ thị trường khi được cộng đồng

Đánh giá nhanh BMW R nineT Racer tại Hà Nội

Nhắm tới đối tượng người chơi xe classic và đặc biệt yêu thích dòng café racer, BMW R nineT Racer đã xuất hiện chính hãng tại Việt Nam sẵn sàng đối đầu với Triumph Thruxton R.

Đánh giá nhanh Nokia 1: Trải nghiệm đáng tin cậy trên smartphone Android giá rẻ

Là một sản phẩm giá rẻ, không ngạc nhiên khi thiết kế của Nokia 1 không mấy ấn tượng. Máy có phần thân làm bằng nhựa và khá dày (9.5 mm) với viền màn hình cũng khá lớn, khiến nó trông giống như một thiết bị ra đời từ