Khách Việt ‘vỡ mộng’ giảm giá ôtô 2018

Năm 2016, một mình Trường Hải thường xuyên thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mãi sâu để kích cầu. Sang đầu 2017, các hãng đối thủ mới bắt đầu cuốn vào “sóng” giảm giá, với Nissan rồi Toyota, Honda, Ford, GM… tiếp bước. Khách hàng chờ đợi xe tiếp tục rẻ về cuối năm.

Bên cạnh đó, thông tin xe nhập khẩu từ ASEAN sẽ hưởng thuế nhập khẩu 0% vào 2018 càng khiến người mua chờ đợi một viễn cảnh ôtô giá rẻ như các nước trong khu vực. Khách càng chờ, hãng càng sốt ruột, càng giảm giá để kéo lại doanh số. Tuy vậy, những tác động không báo trước của chính sách khiến giấc mộng giá xe rẻ sớm “chết yểu”.

Giá xe 2018 không giảm

Tháng 9/2017, Honda thực hiện chương trình giảm giá sốc về dưới 800 triệu cho CR-V để xả hàng tồn. Khách Việt đua nhau lao tới các đại lý đặt hàng, nhưng số lượng có hạn, nhiều đại lý vỡ trận. Minh Hải (Hà Nội) đã nộp cọc 20 triệu, nhưng sau đó đành rút. Hải bấm bụng, “chờ 2018 mua bản mới, thuế 0% chắc giá cũng rẻ hơn”.

Nhưng anh chàng làm nghề cung cấp sàn gỗ đã nhầm. Cả năm 2018, giá xe CR-V vẫn chưa giảm.

Cuối 2017, hãng thông báo giá xe tạm tính cho bản cao cấp 1.5 L là 1,1 tỷ, giao xe đầu 2018, thuế nhập khẩu tính 0%. Ngay sau đó, Nghị định 116 ra đời tháng 10/2017, hiệu lực từ tháng 1/2018 với yêu cầu về Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại (VTA) gây khó cho việc nhập xe. Trước nguy cơ không có hàng, Honda Việt Nam quyết định nhập lô đầu tiên trước 2018, với thuế 30%, giá xe lúc này tăng lên ngưỡng 1,256 tỷ.

Minh Hải lúc này chần chừ, phần muốn có xe đi, phần lại không chấp nhận bỏ thêm gần 200 triệu. Sau khi bàn bạc với vợ, anh chờ tiếp. Sang 2018, khi Honda là một trong những hãng nhập được xe sớm nhất, thì giá CR-V tháng 3 quay về ngưỡng 1,068 tỷ, vẫn đắt hơn 40 triệu so với bản lắp ráp 2.4T hồi tháng 8/2017.

Quyết định mua xe của Hải, lại hoãn không thời hạn.

Những biến động chính sách khiến Minh Hải và nhiều người Việt chưng hửng vì đợi giá xe giảm nhưng thực tế ngược lại. Năm 2017, doanh số ngành ôtô giảm 10% so với 2016 khi khách hàng có tâm lý dừng mua, chờ đợi 2018 khi thuế nhập khẩu xe từ ASEAN về 0%. Thực tế, giá xe nhập khẩu và cả lắp ráp đều không giảm như kỳ vọng.

 

Ở mảng nhập khẩu, rào cản Nghị định 116 khiến hãng không thể đưa xe về nước hoặc chỉ số ít. Toyota Fortuner, Honda CR-V hay Everest, Ranger đều giữ giá, thậm chí thỉnh thoảng nhích lên vài triệu. Từ đầu năm, CR-V L đã có 3 đợt điều chỉnh từ 1.068 lên 1.073 rồi 1.083 triệu.

Trong tháng 6, Toyota tăng giá cả Fortuner và Hilux. Chiếc SUV Fortuner tăng 45 triệu cho bản máy dầu số sàn 1 cầu, bản cao nhất 2.7 xăng 4×4 AT cũ thay bằng bản 2.8 diesel 4×4 AT và cũng tăng 46 triệu. Mẫu bán tải Hilux tăng 18-22 triệu.

Những mẫu xe nhập khẩu khác của Ford, Mitsubishi, Isuzu không biến động về giá. Tương tự, phân khúc hạng sang cũng không có gì mới mẻ trong giá xe. Hầu hết đều túc tắc bán hàng tồn năm ngoái, không có xe mới về nên “không có lý do để giảm giá”.

Giá xe nhập khẩu tăng được các hãng trả lời giống nhau, bởi hai nguyên nhân chính: phiên bản mới thêm trang bị và năm 2017 đã giảm sâu để kích cầu, không có lãi nên 2018 không thể giảm nữa.

Xe lắp ráp là lựa chọn ưu tiên của khách khi xe nhập khẩu không có khách. Nhưng bởi nhu cầu cao, xe lắp ráp không giảm giá.

Hà Dương (Thanh Hóa) chọn chiếc CX-5 bản cao nhất, giá 1,019 tỷ từ đầu 2018 và quyết chờ nửa năm vì không vội mua. Dương thấy mọi năm Trường Hải luôn có nhiều chương trình giảm giá liên tục, nên năm nay có thể cũng vậy. Nhưng cô nhầm. Cả năm 2018, hiện nhà phân phối Mazda chưa có chương trình giảm giá hay ưu đãi nào như mọi năm. Lý do, theo hãng này, năm nay là khoảng thời gian bán xe lấy lãi, những năm trước bán xe giảm giá nên không có lãi.

 

Tương tự với Hyundai Thành Công, mức giá của Tucson hiện giữ từng tháng 11 năm ngoái. Accent mới ra mắt từ tháng 4 không giảm giá. Hiện hầu hết các xe của hãng đều trong tình trạng “khách chờ xe” chứ không phải xe chờ khách. Đại diện hãng cho biết việc cần thiết nhất là nhà máy đáp ứng kịp, không để khách chờ quá lâu.

Với tình trạng sản xuất không kịp bán, cầu vượt cung nhiều lần, hãng không giảm giá. Một nhân viên bán hàng ở đại lý tại Hà Nội cho biết, nếu năm ngoái khách thường hỏi anh “giá giảm được bao nhiêu” thì năm nay câu hỏi là “sớm nhất, khi nào có xe”.

Khách hàng phải mua “bia kèm lạc”

Kiểu mua xe phải lấy thêm phụ kiện (bia kèm lạc) vốn trước đây thường gắn liền với các mẫu xe của Toyota như Fortuner, Innova thì sang 2018 xảy ra ở khắp các đại lý của nhiều hãng. Ford Explorer đội thêm 150 triệu, CR-V kèm gói 60-70 triệu, Fortuner hơn 100 triệu, mới nhất là Rush tới 80 triệu tiền phụ kiện. Nếu khách không đồng ý mua phụ kiện, phải chấp nhận chờ nhiều tháng, thậm chí bị đẩy lùi dần.

Nhiều khách hàng tỏ ra khó chịu, nhưng khá nhiều người cho rằng chuyện này bình thường. “Quy luật cung cầu giống như mua hàng hóa khác thôi, không anh có thể ép anh nếu anh không thích”, Nguyễn Cương (Hưng Yên) nói sau khi “xuống tiền” cho chiếc Rush.

Một nhân viên bán hàng tiết lộ, đại lý có nhiều cách để tối ưu hóa lợi nhuận. Ví như Santa Fe hiện đã đóng dây chuyền từ nhà máy để chuẩn bị cho thế hệ mới ra mắt cuối năm nay. Đại lý bắt đầu gom và giữ hàng. Khách hỏi mua nhận được câu trả lời hết hàng, nhưng “nếu anh thích, em sẽ kiếm ở nơi khách, chi phí thêm vài chục triệu”.

Chưa hết, thành viên bộ phận bán hàng một hãng xe Nhật chia sẻ, đơn hàng của đại lý báo lên được quản lý để trả xe theo thời gian “ai mua trước nhận xe trước”. Tuy vậy, có đại lý sẽ không nhập liệu lên hệ thống hợp đồng đã chốt với khách, mà để đến ngày giao xe mới nhập, coi như ký hợp đồng lấy ngay, hoặc nhập liệu nhưng sau đó hủy với nhiều lý do. Với nhiều kẽ hở nên hãng không thể quản lý việc mua xe bán kèm phụ kiện.

Những khách không lắp thêm phụ kiện, thời điểm giao xe luôn tù mù. Đại lý có thể hẹn 2 tháng nữa, nhưng đến gần thời điểm giao xe lại nhận được thông báo cáo lỗi từ hãng vì các lý do khách quan như nhà máy không sản xuất kịp tiến độ, gặp vấn đề trong vận chuyển. Trong hợp đồng ký với khách, các đại lý không cố định thời gian giao xe.

Minh Hải, sau khi lỡ hẹn với CR-V từ tháng 9/2017, tới nay đã hơn một năm, giá xe thì chưa có dấu hiệu giảm. Giấc mơ ôtô giá rẻ dần xa, Hải mất kiên nhẫn, nghĩ tới việc chuyển sang mua xe khác, nhưng “xe sẵn hàng mình lại không ưng”.

Còn nhân viên bán hàng của đại lý, sợ nhất hiện nay là nghe điện thoại của người thân nhờ mua xe, nhưng ai cũng muốn lấy sớm.

(Theo VNE)

TIN LIÊN QUAN

Honda Việt Nam được cấp phép nhập khẩu ô tô với thuế nhập khẩu 0% từ tháng 3/2018

Thời gian xe cập cảng được công bố là vào tháng 3 tới đây, tuy nhiên xe sẽ phải ở lại cảng để kiểm định, thời gian kiểm định có thể kéo dài nhất đến 2 tháng. Như vậy, phải đến cuối tháng 4 đầu tháng 5 xe mới có mặt tại các đại lý.

Xe miễn thuế nhập khẩu từ ASEAN nhưng giá xe không giảm

Những chiếc xe nhập khẩu miễn thuế đầu tiên từ các nước ASEAN đã công bố giá bán chính thức. Tuy nhiên dễ dàng nhận thấy giá bán của những mẫu xe này không giảm mạnh như kỳ vọng, thậm chí còn tăng.

Mua ôtô thời xuống giá: Đại lý cần, khách chưa vội

Chỉ còn 2 tháng nữa, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô từ ASEAN vào Việt Nam sẽ về 0%. Phần đông người tiêu dùng vẫn trong tâm lý chờ giá xe giảm tiếp.

Lô ôtô nhập khẩu ASEAN hưởng thuế 0% sắp cập cảng

Lô ôtô Honda nhập khẩu từ ASEAN về Việt Nam này được tàu MOL của Nhật Bản chuyên chở, mang theo lô hàng hơn 2 nghìn ôtô với 4 mẫu xe khác nhau về Việt Nam gồm: Jazz, Accord, CR-V và Civic.

Thuế nhập khẩu của các dòng xe từ khối ASEAN bắt đầu về 0%

Việc giảm thuế nhập khẩu của các dòng xe từ khối ASEAN về 0% được kỳ vọng sẽ là một cú hích mạnh mẽ cho thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2018.

Thuế nhập khẩu từ ASEAN giảm, giá ôtô tại Việt Nam có rẻ hơn

Theo lộ trình giảm thuế nhập khẩu trong khu vực ASEAN, giá xe hơi có thể sẽ giảm ngay 7% vào đầu năm tới. Các dòng xe cỡ nhỏ, xe bán tải được dự báo sẽ lên ngôi.

Honda CR-V sẽ có giá dưới 1,1 tỷ sau khi áp dụng thuế nhập khẩu 0%

Theo đó, lô hàng thứ 2 của Honda CR-V sẽ sớm được đưa về nước và hưởng thuế nhập khẩu 0%. Như vậy có thể trông đợi vào việc giá bán của mẫu xe này sẽ được giảm sâu dưới mức 1,1 tỷ đồng.

THỦ THUẬT HAY

Bán thực phẩm Cakery - Cake and Bakery HTML Template

Tông chủ đạo màu tím và trắng, thiết kế với công nghệ chuẩn quốc tế với những đường nét uốn lượn tạo cảm giác không quá khô cứng so với các tông giao diện hiện nay.

Những điều cần biết về cỗ máy tìm kiếm - Search Engine

Search Engine là công cụ trên nền tảng giúp người dùng dễ dàng tiếp cận hơn với kho nội dung số đồ sộ trên mạng Internet, thông qua những từ khoá mà người dùng tìm kiếm, sau đó nhận lại bảng nhiều kết quả có liên quan

Những lối tắt hữu ích trên iPhone bằng 3D Touch mà bạn chưa biết

3D Touch là công nghệ cảm biến lực đặc biệt mà Apple giới thiệu lần đầu tiên trên iPhone 6S. Thông qua lực ấn mạnh hoặc nhẹ lên màn hình thiết bị để có thể xem nhanh trước nội dung hoặc mở nhanh ứng dụng.

Live Text trên iPadOS 15 là gì?Hướng dẫn bật và sử dụng tính năng

Apple mới đây đã cập nhật tính năng Live Text trên iPadOS 15. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bật và sử dụng tiện ích này hiệu quả.

Thử mở rộng mạng Wifi nhà 2-3 tầng bằng DLink: dễ làm, gọn gàng, tốc độ được

Mình dùng thử Router DLink 619L và cục mở rộng vùng phát sóng DAP1330 để tăng vùng phủ sóng wifi ở nhà, kết quả đạt được khá hài lòng, thiết lập đơn giản, nhanh, và quan trọng là mở rộng wifi mà chẳng phải kéo thêm

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá chi tiết Lenovo K6 Note: Đối thủ đáng gờm Zenfone 3 Max

Thế giới di động - Trong bộ ba sản phẩm tầm trung Lenovo ra mắt trong tháng cuối cùng của 2016 gồm K6 - K6 Power và K6 Note. Sở hữu thiết kế đẹp, hiệu năng ổn, cảm...

Đánh giá camera Xiaomi Mi A2 Lit: Tốt nhất trong tầm giá hiện nay

Camera chính Xiaomi Mi A2 Lite bao gồm hai cảm biến. Cảm biến chính có độ phân giải 12MP, khẩu độ f/2.2 và kích thước điểm ảnh rất lớn lên tới 1,25um. Cảm biến còn lại có độ phân giải 5MP, dùng để đo chiều sâu và hỗ

Top 5 laptop gaming dưới 20 triệu đồng cho game thủ tầm trung

Việc sở hữu một chiếc laptop gaming tốt đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, tuy nhiên giá cả của nó có thể khiến nhiều người khó tiếp cận. May mắn thay, trên thị trường hiện nay đã xuất hiện một số lựa chọn tốt cho