Đánh giá hiệu năng Crucial MX500 250 GB giá khoảng 2 triệu đồng

Vào thời đầu của ổ SSD, Micron là hãng đầu tiên ra mắt dòng SSD SATA 6 Gbps dành cho người dùng phổ thông dưới thương hiệu Crucial C300 năm 2009.
Đánh giá hiệu năng Crucial MX500 250 GB giá khoảng 2 triệu đồng
Trong những năm gần đây khi thị trường SSD đang trở nên bùng nổ và phổ biến hơn thì cái tên Crucial gần như vắng bóng, đến hôm nay Crucial tung ra dòng MX500 - 2,5' SSD SATA, liệu chăng có hơi chậm so với thời thế nhưng hãng nói dòng ổ này sẽ mang lại hiệu năng cao cùng với mức giá rất dễ chịu. Mình có ở đây phiên bản 250 GB giá tham khảo khoảng 2 triệu đồng và chúng ta hãy cùng nhau xem qua hiệu năng của chiếc ổ này nhé.
Crucial là công ty con của Micron - hãng làm chip nhớ nổi tiếng của Mỹ và MX500 dĩ nhiên sử dụng chip nhớ cây nhà lá vườn. So với dòng MX300 thấp hơn thì MX500 được trang bị chip nhớ 3D TLC NAND 64 lớp 256 Gb. Đây là dòng chip nhớ được Micron hợp tác cùng Intel phát triển với nhiều ưu điểm, lớn nhất vẫn là chi phí bởi tổng dung lượng GB trên mỗi tấm wafer tăng hơn 80% trong khi chi phí/bit TLC giảm ít nhất 30%. Với việc sử dụng 3D TLC NAND 64 lớp thì MX500 sẽ cạnh tranh sòng phẳng với những đối thủ như Samsung 860 EVO vừa ra mắt, Intel 545s hay WD Blue 3D NAND mà mình cũng vừa đánh giá gần đây.
Đi cùng với chip nhớ 3D TLC NAND 64 lớp là vi điều khiển Silicon Motion SM2258. Đây là một thay đổi đáng chú ý bởi trên dòng MX trung cao cấp thì Crucial thường dùng vi điều khiển của Marvell, vi điều khiển của SM trước đây chỉ được hãng trang bị trên dòng BX giá rẻ. Bên cạnh Crucial thì Intel là hãng thường dùng vi điều khiển của Silicon Motion trên các dòng ổ SSD SATA, điển hình như dòng Intel 540s dùng SM2258, sang thế hệ 545s dùng SM2259.
SM2258 về cơ bản là một con vi xử lý RISC 32-bit hỗ trợ 4 kênh NAND 8 CE (chip hình vuông nằm giữa), dùng bộ nhớ DRAM DDR3 với phiên bản 250 GB có 256 MB DRAM (chip hình chữ nhật nằm trên). Crucial có dán thêm các miếng keo tản nhiệt cho vi điều khiển và chip NAND truyền qua lớp vỏ nhôm của ổ nên nhiệt độ khi hoạt động tối đa đo được vào khoảng 36 độ C.
SM2258 sử dụng công nghệ sửa lỗi LDPC độc quyền của Silicon Motion là NANDXtend đồng thời khai thác công nghệ bộ đệm giả SLC và thuật toán Direct-to-TLC cho phép dữ liệu được ghi trực tiếp vào chip nhớ TLC khi bộ đệm giả SLC tràn. Đây là một kỹ thuật xử lý dữ liệu không mới và được nhiều hãng khai thác, có thể hiểu nôm na trên những SSD có bộ đệm giả SLC thì tất cả dữ liệu được chuyển sang bộ đệm SLC trước khi SSD ghi vào chip nhớ TLC để khai thác tốc độ ghi cực cao của SLC. Phương pháp này giúp ổ SSD bền hơn, giảm độ hao mòn (wear-off). Ngoài ra, SM2258 còn có một số tính năng hữu ích khác như DevSleep, bảo vệ dữ liệu khi mất điện, công nghệ StaticDataRefresh - một dạng công nghệ tĩnh điện độc quyền của SM giúp bảo vệ tính toàn vẹn dữ liệu trước hiện tượng thay đổi đột ngột của điện áp xảy ra khi 8 trạng thái điện áp của cell nhớ thay đổi (TLC chứa 3 bit thông tin mỗi cell).
Để kiểm tra hiệu năng của Crucial MX500, mình thử nghiệm chiếc ổ này với chiếc máy bàn có cấu hình như sau:
  • CPU: Intel Core i5-6600 (Skylake) 4 nhân 4 luồng, 3,3 - 3,9 GHz (Turbo Boost), 6 MB Cache, TDP 65 W;
  • RAM: 2 x 8 GB G.Skill TridentZ RGB DDR4-3200;
  • SSD chính (chứa OS): WD Black PCIe Gen3 x4 NVMe 512 GB;
  • SSD thử nghiệm: Crucial MX500 250 GB;
  • SSD so sánh: WD Blue 3D TLC NAND 250 GB;
  • SSD so sánh: WD Blue 2D TLC NAND 500 GB;
  • SSD so sánh: Lite-On CV3 MLC NAND 256 GB;
  • OS: Windows 10 Pro 64-bit.
CrystalDisk Info kiểm tra nhanh trạng thái của Crucial MX500, chiếc ổ này hiện đang chạy ở giao tiếp SATA 600 tức SATA 6 Gbps, các tính năng S.M.A.R.T, TRIM, DevSleep đều hỗ trợ đầy đủ và nhiệt độ khi nghỉ hiện tại là 29 độ C rất mát mẻ. Chiếc ổ này mình định dạng NTFS với dung lượng khả dụng là 232 GB.
Kiểm tra hiệu năng đọc/ghi với dữ liệu RAW, mẫu thử 1 GB với các mức dung lượng từ 512 byte đến 64 MB thì Crucial MX500 250 GB đạt tốc độ đọc tối đa đạt 548,76 MB/s ở kích thước mẫu 8 MB và tốc độ ghi tối đa đạt 489,95 MB/s ở kích thước mẫu 48 MB. Tốc độ này rất gần với tốc độ lý thuyết được Crucial đưa ra là 560 MB/s đọc và 510 MB/s ghi cho phiên bản 250 GB. Dù vậy, tốc độ này vẫn còn kém đôi chút so với WD Blue ở cả 2 phiên bản 3D TLC NAND và 2D TLC NAND cũng như chiếc ổ Lite-On CV3-DE256 mình tháo máy vốn dùng 2D MLC NAND. Tốc độ truy xuất dữ liệu nén của Crucial MX500 khá đều ở mức dung lượng từ 64 KB trở lên và nếu xét về trung bình thì Crucial MX500 đọc khoảng 547 MB/s và ghi khoảng 480 MB/s.
CrystalDisk Mark cho thấy những con số khá xác thực với tốc độ trung bình mà mình tính toán với ATTODisk Mark, 547,2 MB/s tốc độ đọc tuần tự và 477,9 MB/s tốc độ ghi tuần tự với độ dài queue 32 thread 1. Với tốc độ truy xuất ngẫu nhiên tập tin cỡ nhỏ 4 KB, Crucial MX500 250 GB đạt tốc độ đọc 271,1 MB/s (khoảng 66k IOPS) và ghi 234,9 MB/s (57k IOPS). Tộc độ này phản ánh tốc độ trao đổi dữ liệu giữa CPU và ổ Crucial MX500 với thiết lập chuỗi queue 32 và 1 thread. Queue depth là số yêu cầu truy xuất I/O hay lệnh SCSI được đưa vào hàng chờ vi điều khiển xử lý mỗi lần. Đối với ổ SSD SATA thì độ dài queue tối đa là 32.
Bằng Disk Benchmark của AIDA64, mình kiểm tra tốc độ đọc liên tục theo thời gian của Crucial MX500 với mẫu 4 MB, kích thước mẫu này khiến Crucial MX500 không gặp nhiều khó khăn khi duy trì tốc độ đọc trung bình trên 498 MB/s.
Ở thử nghiệm đọc ngẫu nhiên với kích thước mẫu 64 KB, Crucial MX500 250 GB có tốc độ đọc trung bình 352,8 MB/s và rất ổn định. Crucial MX500 250 GB chỉ mất chưa đầy 2 phút để hoàn tất trong khi WD Blue 250 GB mất hơn 2 phút rưỡi và nhanh hơn 2 giây so với chiếc ổ Lite-On CV3. Cả 2 chiếc ổ Crucial MX500 250 GB và Lite-On CV3 đều có độ trễ truy xuất trung bình chỉ 0,04 ms trong khi WD Blue 250 GB 3D TLC NAND có độ trễ 0,08 ms còn WD Blue 500 GB dùng 2D TLC NAND có độ trễ đến 0,26 ms. Vì vậy CPU mất nhiều thời gian xử lý truy xuất hơn và kết quả như đã thấy, phiên bản WD Blue 500 GB 2D TLC NAND phải mất đến gần 5 phút để hoàn tất bài test.
Thử nghiệm với dữ liệu thực tế gồm một file nén .ZIP dung lượng 60 GB và một thư mục hỗn hợp 67 GB. Crucial MX500 250 GB đạt hiệu năng rất tốt với kiểu dữ liệu nén khi hoàn tất tiến trình trong chỉ 3 phút 37 giây. Tuy nhiên, chiếc ổ này lại gặp khó với dữ liệu hỗn hợp khi mất 5 phút 42 giây để hoàn tất.
Đây là biểu đồ tốc độ của Crucial MX500 250 GB khi copy thư mục từ ổ WD Black 512 GB PCIe 3.0x4 NVMe sang. Tốc độ ghi rất đều ở 199 - 200 MB/s nhưng đáng tiếc vi điều khiển Silicon Motion SM2258 đã làm hết khả năng của mình. Như chiếc ổ Lite-On CV3-BE256 này, phần đề pa có đạt tốc độ ghi đến trên 500 MB/s và sau đó giảm xuống ở mức 230 MB/s và duy trì đến hết tiến trình.
Crucial MX500 250 GB đạt băng thông 189,95 MB/s theo bài test PCMark 8 Storage, khá ngang ngửa với WD Blue 250 GB 3D TLC NAND nhưng khi chuyển sang thời gian thực thi các ứng dụng trong bài test như chạy game Battlefield, WoW hay các tác vụ chỉnh sửa hình ảnh, video và văn phòng thì sự chênh lệch về tốc độ không nhiều và thời gian hoàn tất các tác vụ chỉ chênh nhau vài giây. Bài test này cũng phản ánh hiệu năng thực tế của mỗi chiếc ổ SSD SATA khi chúng ta sử dụng hàng ngày. Sự chênh lệch này sẽ rõ ràng hơn nếu so sánh những chiếc ổ SSD SATA với dòng ổ dùng giao tiếp PCIe.
Nhìn chung Crucial MX500 là dòng SSD SATA có mức giá và hiệu năng rất tốt trên thị trường 2,5' SSD SATA 6 Gbps. Phiên bản 250 GB có giá xấp xỉ 2 triệu đồng, 500 GB là 3,5 triệu đồng, 1 TB là 6,9 triệu đồng và 2 TB là 16 triệu đồng. Như vậy xét trong cùng phân khúc với những WD, Samsung, ... những thương hiệu tự sản xuất SSD với linh kiện 'cây nhà lá vườn' thì Crucial MX500 vẫn rẻ hơn đáng kể. Đổi lại thì hiệu năng có phần thua kém đôi chút, do đó mình nghĩ nếu anh em muốn đầu tư SSD dung lượng lớn với mức giá dễ chịu thì Crucial MX500 là một sự lựa chọn rất hợp lý. MX500 được bảo hành 5 năm với độ bền rất cao lên đến 100 TBW cho phiên bản 250 GB, vì vậy chúng ta có thể tạm yên tâm khi quyết định đầu tư dòng ổ này.
Điều đáng tiếc nhất theo mình là Crucial không phát hành các phiên bản form M.2 - form ổ này đang dần trở nên phổ biến hơn, từ laptop cho đến desktop đều đã được trang bị khe M.2, ổ 2,5' có phần hơi lỗi thời và chiếm dụng không gian.

TIN LIÊN QUAN

Ổ cứng SDD Crucial MX500: chip nhớ TLC NAND sử dụng công nghệ 3D 64-layer

Ổ cứng SSD MX500 là phiên bản tiếp theo MX300 ra mắt trước đó. Sản phẩm được Crucial sản xuất hướng đến đại đa số người dùng và là ổ cứng SSD phổ thông đầu tiên được sử dụng chip nhớ TLC NAND sản xuất trên công nghệ 3D 64-layer.

Crucial ra mắt dòng SSD giá rẻ BX500 - 30USD/120GB và 90USD/480GB

BX500 là dòng SSD SATA III, tất nhiên không thể có được tốc độ tốt nhất do băng thông của SATA III là còn khá chậm, tuy nhiên controller cho SSD dạng này sẽ rẻ hơn rất nhiều so với NVMe, và đó là lý do những SSD có giá rất rẻ này đều đa phần là SSD

SK Hynix vừa bổ sung dòng chip nhớ DDR4 đế chip đơn dung lượng 16 Gb

Cũng giống như các hãng sản xuất chip nhớ khác, SK Hynix cũng khai thác kỹ thuật xếp chồng 2 hoặc 4 đế 8 Gb lên nhau và dùng cầu TSV liên kết giữa các đế chip, từ đó một IC dùng đế chip này có thể đạt dung lượng 16 Gb (2 GB) hoặc 32 Gb (4 GB) và

Đánh giá WD Blue SSD dùng 3D NAND mới, so sánh với phiên bản 2D NAND, đua tốc độ với RAID 0

Hôm nay mình mượn được 2 chiếc WD Blue SSD dung lượng 250 GB. Một phần là tìm hiểu xem tốc độ của dòng ổ mới này tới đâu đồng thời thử nghiệm xem nếu cho 2 ổ chạy RAID 0 thì liệu có lợi về chi phí hơn so với một ổ 500 GB hay không.

Samsung chính thức ra mắt SDD 860 EVO/PRO thay thế cho 850

Samsung 850 là dòng ổ SSD SATA 6 Gbps vẫn được nhiều anh em ưa chuộng dù đã ra mắt từ năm 2014. Đến năm 2015 Samsung có cải tiến dòng ổ này với phiên bản 2 TB dùng vi điều khiển mới tích hợp LPDDR3 DRAM lớn hơn để xử lý mức dung lượng lớn.

Đánh giá WD My Passport SSD 1 TB: USB-C, ruột là ổ M.2 SanDisk, hiệu năng khá nhưng giá quá cao

WD My Passport SSD là chiếc ổ SSD di động đầu tiên của Western Digital và cũng là đầu tiên trong dòng My Passport. Chiếc ổ này chỉ vừa được bán ra, có 3 tùy chọn dung lượng là 256/512 GB và 1 TB.

Intel mang ổ SSD Optane tốc độ siêu nhanh đến MacBook

Dòng ổ SSD siêu nhanh Optane của Intel sẽ sớm đến với các sản phẩm MacBook của Apple nếu được ông chủ Mac OS X chấp nhận.

PC Build 101: Mọi điều bạn cần biết khi chọn mua SSD

Các vi xử lý hiện đại có thể thực hiện hàng tỷ tác vụ trong 1 giây. Tuy vậy, đời thường không như mơ, CPU dù chạy nhanh cỡ nào cũng phải chờ ổ cứng cung cấp dữ liệu cho nó xử lý. Ổ cứng truyền thống (HDD) thường khá chậm chạp bởi chúng hoạt động

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn xem thời tiết 10 ngày tới trên iPhone

Ứng dụng thời tiết này sẽ giúp các bạn biết chính xác nhiệt độ theo giờ, trời mưa hay nắng ở các thành phố khác nhau. Mọi thứ đưa lên đều chính xác để các bạn có thể sắp xếp công việc cũng như các hoạt động khác ở

Đa số người dùng sẽ mắc bẫy khi lướt web bởi những “âm mưu” tưởng như vô hại

Nếu chỉ nghe mô tả, bạn có thể khó tin và không hiểu tại sao có nhiều người lại mắc bẫy khi lướt web như vậy. Hãy cùng Trangcongnghe.vn tìm hiểu xem đó là chiêu trò gì nhé!

Biến Xiaomi thành chiếc remote điều khiển hồng ngoại đa năng chỉ với vài thao tác

Với tính năng Xiaomi Remote, bạn có thể biến chiếc điện thoại của mình thành một chiếc điều khiển tích hợp của các thiết bị hồng ngoại trong nhà, hãy theo dõi bài biết dưới đây để hướng dẫn các bạn nhé!

Cách đặt phòng khách sạn với Agoda, chọn phòng giá rẻ

Sử dụng Agoda la cách giúp bạn có được căn phòng giá rẻ mà tốt nhất, hơn thế nữa đặt phòng khách sạn với Agoda bạn còn nhận được rất nhiều ưu đãi chính là từ ứng dụng cũng như các đối tác liên kết với Agoda.

Mã captcha là gì? Những thông tin về mã captcha bạn cần biết!

Captcha là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc trên internet, bạn có thể bắt gặp captcha ở khắp mọi trang web dưới rất nhiều hình thức khác nhau.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá chi tiết Galaxy A52s 5G – Bản nâng cấp đáng đồng tiền bát gạo

Galaxy A52s 5G là bản nâng cấp của Galaxy A52 về cấu hình và vừa được ra mắt cách đây không lâu. Vậy A52s mạnh cỡ nào? Hãy cùng mình đi đánh giá chi tiết Galaxy A52s 5G để tìm câu trả lời nhé. Nằm trong phân khúc tầm

Đánh giá HUAWEI MATEBOOK X - Chiếc laptop có thiết kế đẹp nhưng không hữu dụng

Huawei MateBook X có kích thước khá nhỏ gọn, mỏng về thiết kế lẫn đường viền màn hình. Tuy nhiên, chiếc laptop này chỉ có đẹp về hình thức bên ngoài mà thôi.

Đánh giá Audi A8 2019 về nội ngoại thất và giá bán chính thức

Audi A8 2019 sở hữu chiều dài 5.172 mm, rộng 1.945 mm và cao 1.473 mm. Trong khi đó chiều dài cơ sở đạt 2.998 mm, còn với phiên bản A8L thì hai trục cách nhau 3.122 mm., Có thể nói nếu Audi A8 2019 không phải là chiếc