Bí ẩn về những nền văn minh đã mất: Công nghệ mạ tinh xảo có từ 2000 năm trước, ngày nay không sánh kịp

Theo học thuyết tiến hóa, con người chỉ mới tồn tại không lâu, chưa tới 1 vạn năm, khoa học hiện đại là tân tiến nhất. Tuy nhiên càng ngày các nhà khảo cổ học càng tìm ra được những tàn tích của nhiều nền văn minh con người mấy triệu năm trước, có khi còn hiện đại và văn minh hơn bây giờ. Hy vọng loạt bài này sẽ giúp độc giả có thêm cái nhìn về lịch sử, nền văn hóa con người đã từng thất lạc trong quá khứ.
Ra đời vào khoảng cuối thế kỷ thứ 19, công nghệ màng mỏng (thin film) hiện là một trong những lĩnh vực nghiên cứu mũi nhọn, ứng dụng rộng rãi trong các quy trình sản xuất đa ngành như đĩa quang, mạ vật liệu, sản xuất linh kiện điện tử… nhưng nhiều phát hiện gần đây cho thấy, các thợ thủ công xưa đã làm chủ công nghệ này từ 2000 năm trước.
Năm 1994, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện những thanh kiếm bằng đồng trong quần thể khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây.
Điều lạ thường là dù đã được chôn sâu dưới đất khoảng hơn 2000 năm, chúng vẫn còn rất sắc bén và sáng bóng như mới.
Ngạc nhiên hơn, quá trình nghiên cứu cho thấy bề mặt những thanh kiếm này có phủ một lớp hợp chất Crôm dày khoảng 10 micromet giúp kiếm không bị oxi hóa.
Phát hiện này ngay lập tức làm chấn động cả thế giới bởi mãi đến năm 1937, các nhà khoa học Đức mới phát minh ra công nghệ mạ Crôm? Vậy mà người Trung Hoa 2000 năm trước đã sở hữu một kỹ thuật nào đó giúp mạ những lớp Crôm cực mỏng lên vật dụng và vũ khí.
 
Bí ẩn về những nền văn minh đã mất: Công nghệ mạ tinh xảo có từ 2000 năm trước, ngày nay không sánh kịp

Thanh kiếm mạ crôm 2000 năm tuổi trong lăng mộ Tần Vương (Ảnh: Internet)
Những phát hiện tương tự cũng được tìm thấy trên rất nhiều các cổ vật được tìm thấy các đền thờ, lăng mộ, công trình kiến trúc tại Trung Đông, Châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới khiến cho giới khoa học nhiều năm qua phải đau đầu tìm lời giải. Làm thế nào những người thợ thủ công thời xưa có thể mạ những lớp kim loại cực mỏng và tinh tế lên những vật thể có hình dạng phức tạp và nhiều chi tiết khó đến như vậy? – điều mà con người hiện đại chỉ bắt đầu làm được khoảng hơn 100 năm nay?
Trong nỗ lực tìm kiếm lời giải, mới đây các nhà khoa học thuộc Hiệp hội hóa học Mỹ (ACS) sau nhiều năm nghiên cứu tỉ mỉ đã đưa ra được một số kết quả đáng chú ý.
Theo đó, nhiều khả năng những thợ thủ công 2.000 năm trước đã làm chủ một loạt các kỹ thuật phức tạp liên quan đến việc sử dụng thủy ngân như một loại keo để phủ các lớp màng kim loại mỏng lên các bức tượng và nhiều vật thể khác. Công nghệ này còn được dùng để mạ vàng và bạc thật.

Một tác phẩm mạ vàng từ năm 825 trước Công nguyên. (Ảnh: ACS)
Không chỉ sử dụng để tạo ra các tuyệt tác, có những bằng chứng cho thấy các thợ kim hoàn đã lợi dụng công nghệ này để gian lận khi mạ vàng, bạc lên một bức tượng kim loại rẻ tiền để bán với giá cao hơn hẳn.
Tuy nhiên, phương pháp này được cho là không thích hợp với trường hợp mạ Crom. Các chuyên gia của ACS cũng thẳng thắn thừa nhận trong bản báo cáo rằng, nhiều sản phẩm mạ đạt đến chất lượng vượt trội cả so với những sản phẩm được tạo ra dưới sự trợ giúp của công nghệ hiện đại
“Các nghệ sĩ và thợ thủ công thời kỳ cổ đại đã đạt tới trình độ mạ ở cấp độ rất cao, họ tạo ra những sản phẩm có chất lượng nghệ thuật không thể tốt hơn. Thậm chí ngày nay, với tất cả công nghệ hiện đại nhất, chúng ta cũng không dễ làm được như vậy”. – Đại diện ACS cho biết
Các nhà khoa học của ACS cho biết sẽ tiếp tục dành thời gian và nguồn lực để tìm hiểu về lĩnh vực này. Họ kỳ vọng sớm khám phá ra được công nghệ mà tổ tiên đã dùng. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho lĩnh vực màng phủ mỏng hiện đại và đặc biệt cho công việc bảo tồn những cổ vật và tác phẩm nghệ thuật vô giá.
Hoài Anh

TIN LIÊN QUAN

Kho báu La Mã trong xác tàu đắm 2.000 năm tuổi ngoài khơi Ai Cập

Theo Iflscience, Bộ khảo cổ của Ai Cập công bố trong một tuyên bố trên Facebook rằng họ đã tìm thấy ba chiếc đắm tàu ​​thuộc thời La Mã, khoảng 2.000 năm trước, trong vùng biển xung quanh Vịnh Abu Qir.

Bí ẩn về những nền văn minh đã mất: Viên pin 2 ngàn năm tuổi ở Bảo tàng Quốc Gia Iraq

Theo học thuyết tiến hóa, con người chỉ mới tồn tại không lâu, chưa tới 1 vạn năm, khoa học hiện đại là tân tiến nhất. Tuy nhiên càng ngày các nhà khảo cổ học càng tìm ra được những tàn tích của nhiều nền văn minh con người mấy triệu năm trước, có

Phát hiện 60 xác tàu đắm 2.000 năm tuổi dưới đáy biển Đen

Các nhà khảo cổ tìm thấy tổng cộng 60 xác tàu đắm gần như nguyên vẹn đã chìm dưới đáy biển Đen từ cách đây hơn 2.000 năm trước. Theo Dailymail, đây là một phát hiện tình cờ trong quá trình thực hiện một dự án khoa học kéo dài ba năm mang tên Black

Italia phát hiện đồng hồ mặt trời 2000 năm tuổi của La Mã cổ đại

Khám phá về chiếc đồng hồ mặt trời quý hiếm 2000 năm tuổi khiến các nhà khoa học phải xem xét lại về lịch sử La Mã cổ đại. Theo Sciencealert, các nhà khảo cổ học ở miền trung nước Ý đã khám phá ra một chiếc đồng hồ mặt trời tại khu vực khai quật ...

Người đàn ông chi 2.000 đô mua chiếc xe cũ, khi sửa xe anh phát hiện cả kho báu

Một người đàn ông California đã dùng 2 ngàn đô để mua về một chiếc ô tô cũ. Sau khi tháo cửa xe để làm lại kết cấu, anh phát hiện một chi tiết phía sau xe nhô ra nhìn rất không đẹp.

Kim cương được người Trung Hoa dùng làm công cụ cắt mài hơn 2000 năm trước

Khác với quan điểm cho rằng kim cương chỉ mới được sự dụng thời kỹ thuật hiện đại gần đây, một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy những thợ thủ công Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước đã quen với việc sử dụng chúng. Điều này cho thấy các nền

Phát hiện di tích cổ trong lòng hồ cao nhất thế giới, gợi nhớ sự tích Hồ Ba Bể

Năm 2000, các nhà khoa học phát hiện được di tích một đền thờ cổ đại dưới lòng hồ cao nhất thế giới Titicaca ở Bolivia. Sơ lược về hồ Titicaca Hồ Titicaca nằm trên dãy núi Andes, giữa 2 đất nước bí ẩn nhất thế giới là Peru và Bolivia. Đây là hồ

Khám phá kho báu quý giá của thủ lĩnh nông dân Trung Quốc thời nhà Minh

Câu chuyện cổ về Trương Hiếu Trung và kho báu của ông chìm dưới lòng sông, diễn ra vào thời nhà Minh (1368-1644) là một truyền thuyết có thật. Truyền thuyết hàng trăm năm trước kể rằng, có một kho báu lớn thuộc về thủ lĩnh nông dân Trung Quốc bị

THỦ THUẬT HAY

Cách khắc phục lỗi iPhone không có “điểm truy cập cá nhân”

Thời gian gần đây, sau khi Thánh SIM Vietnamobile ra mắt thì nhiều bạn phản ánh rằng không thể phát 3G được nếu sử dụng SIM này trên iPhone.

Vài bước đơn giản để có nhạc chuông "độc - lạ" trên iPhone/iPad

Chắn hẳn nhiều bạn đã chán với việc nghe những bản nhạc chuông mặc định trên iPhone.

8 dấu hiệu của người có tính cách mạnh mẽ

Sở hữu tính cách mạnh mẽ khiến bạn trở nên rất đặc biệt trong mắt người khác.

Hướng dẫn cài đặt ứng dụng Omlet Arcade trên máy tính

Bạn sẽ không bao giờ bỏ lỡ bất ký cơ hội nào tương tác với bạn bè qua chức năng thông báo mọi thứ họ đang chơi, đặc biệt là tính năng cho phép người dùng stream mọi game di động bất kỳ ngay trên cửa sổ đang hoạt động

8 thao tác cực hữu ích trên iPhone mà iFan nào cũng phải nhớ

iOS mang đến cho iPhone khá nhiều tính năng kèm theo đó là các thao tác giúp người dùng thực hiện nhanh một tác vụ bất kỳ. Là iFan chắc chắn phải...

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá QNAP TAS-268 – Hỗ trợ đa phương tiện, mở rộng đến 20TB

QNAP TAS-268 không chỉ hướng đến môi trường SOHO (small office home office) cần kiểm soát, tập trung hóa dữ liệu mà còn phù hợp cả với nhu cầu sử dụng khác nhau trong gia đình....

So sánh iPhone 12 Mini và iPhone 11: Có đáng để nâng cấp hay không?

So sánh iPhone 12 Mini và iPhone 11 để xem những nâng cấp mà Táo khuyết mang lại có đủ sức thuyết phục để bạn nâng cấp hay không nhé!

Hơn 20 triệu đồng, có nên mua iPhone 13 mini không?

iPhone 13 ra mắt với 4 tùy chọn gồm: iPhone 13, iPhone 13 mini, iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max. Trong đó iPhone 13 mini là mẫu điện thoại có kích thước nhỏ nhất của Apple. Tuy nhiên, với số tiền trên 20 triệu đồng