Biến đổi khí hậu và đại dịch đẩy La Mã vào cảnh diệt vong

Khí hậu kém thuận lợi kết hợp với nhiều dịch bệnh thảm khốc góp phần làm suy yếu đế quốc La Mã hùng mạnh.

Biến đổi khí hậu và đại dịch đẩy La Mã vào cảnh diệt vong

Sự sụp đổ của đế quốc La Mã là đề tài nghiên cứu hấp dẫn với nhiều nhà sử học. Ảnh: John Martin/Wikimedia Commons.

La Mã là một trong những nền văn minh nổi tiếng và phát triển rực rỡ nhất lịch sử nhân loại. Sự sụp đổ của đế quốc La Mã cũng trở thành đề tài hấp dẫn đối với các nhà sử học. Theo nghiên cứu, có hai nguyên nhân quan trọng góp phần dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc hùng mạnh này, đó là biến đổi khí hậu và dịch bệnh, theo Scroll.in.

Giữa thế kỷ thứ hai, người La Mã thống trị khắp một vùng rộng lớn trải dài từ phía bắc nước Anh đến rìa sa mạc Sahara, từ Đại Tây Dương đến khu vực Lưỡng Hà. Trong thời kỳ hoàng kim, dân số La Mã chạm ngưỡng 75 triệu người. Nhà sử học nổi tiếng người Anh thế kỷ 18, Edward Gibbon, từng gọi đây là thời đại 'hạnh phúc nhất' lịch sử.

5 thế kỷ sau, đế quốc La Mã rộng lớn chỉ còn là đế quốc Đông La Mã nhỏ bé với kinh đô Constantinople. Những vùng đất phía đông bị người Hồi giáo xâm chiếm, khu vực phía Tây trở thành lãnh thổ của các vương quốc khác.

Thương mại đi xuống, các thành phố thu nhỏ và công nghệ kỹ thuật dừng phát triển. Thời kỳ này dân số La Mã sụt giảm và chính trị trở nên bất ổn. Khi nhà sử học Ian Morris tại Đại học Stanford lập bảng thể hiện sự phát triển xã hội của thế giới, sự sụp đổ của La Mã trở thành bước lùi lớn nhất trong lịch sử các nền văn minh nhân loại.

Trong quá trình nghiên cứu sự suy tàn của La Mã, phần lớn học giả xem xét các vấn đề chính trị hoặc bối cảnh địa chính trị thay đổi khi các nước lân cận dần bắt kịp trình độ quân sự và chính trị của đế quốc này. Tuy nhiên, một số bằng chứng mới cho thấy, yếu tố môi trường tự nhiên cũng đóng vai trò lớn góp phần xóa sổ đế quốc La Mã.

Biến đổi khí hậu và dịch bệnh được coi là những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự sụp đổ của đế quốc La Mã. Ảnh: History Collection.

Biến đổi khí hậu không phải tình trạng mới phát sinh do khói thải của hoạt động công nghiệp mà diễn ra trong suốt thời gian loài người tồn tại. Chu kỳ hoạt động của Mặt Trời có thể làm thay đổi sự phân bố và mức năng lượng Trái Đất nhận được qua từng thời kỳ. Những đợt phun trào núi lửa cũng giải phóng sulphate lên khí quyển, đôi khi gây ra ảnh hưởng lâu dài đến khí hậu. Đây cũng là nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển và suy tàn của nền văn minh La Mã.

Những người xây dựng đế quốc La Mã đã gặp đúng thời điểm lý tưởng. Thời tiết khi đó ấm áp, ẩm và ổn định giúp nâng cao năng suất trong xã hội nông nghiệp. Lợi ích từ tăng trưởng kinh tế hỗ trợ cho những chính sách về chính trị và xã hội mà La Mã dùng để quản lý lãnh thổ rộng lớn.

Việc thời kỳ khí hậu thuận lợi kết thúc không khiến La Mã diệt vong ngay. Thay vào đó, khí hậu kém thuận lợi làm suy yếu La Mã khi đế quốc này đang lâm vào cảnh hiểm nghèo trước những kẻ thù nguy hiểm là người Đức và người Ba Tư.

Tình trạng khí hậu bất ổn đạt đỉnh điểm vào thế kỷ thứ 6, dưới thời cai trị của hoàng đế Justinian. Nghiên cứu cho thấy, hoạt động núi lửa tăng mạnh những năm 530 - 540, một hiện tượng bất thường chưa từng xảy ra suốt hàng nghìn năm.

Sau chuỗi những vụ phun trào núi lửa, nhiệt độ khu vực này hạ thấp trong ít nhất 150 năm. Khí hậu khắc nghiệt tác động lớn đến sự suy tàn của La Mã, thậm chí còn liên quan mật thiết đến một thảm họa khủng khiếp, đó là sự bùng phát bệnh dịch hạch.

Hàng loạt đợt phun trào núi lửa diễn ra làm thay đổi khí hậu. Ảnh: Ancient Origins.

Tuổi thọ trung bình của người La Mã khi đó chỉ trên 20 tuổi. Trong đó, bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đế quốc La Mã với nhiều đô thị và các khu dân cư nối liền nhau tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây lan.

Những bệnh đường ruột như Shigellosis và phó thương hàn lây truyền qua thức ăn và nước uống bùng phát tại những thành phố đông đúc. Ở khu vực có các đầm lầy cạn nước, ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum phát triển mạnh. Bệnh lao và bệnh phong cũng hoành hành tại các thành phố được xây dựng trong thời kỳ đế quốc La Mã hưng thịnh.

Sự xuất hiện của những mầm bệnh mới gây ra đại dịch ảnh hưởng lớn đến quá trình La Mã sụp đổ. Đế quốc này phải hứng chịu ba bệnh dịch liên lục địa, đầu tiên là dịch Antonine. Dịch bệnh này bùng phát vào thời điểm khí hậu bắt đầu trở nên khắc nghiệt hơn. Theo các nhà khoa học, đây thực chất có thể là bệnh đậu mùa.

Sau đại dịch, đế quốc La Mã hồi phục nhưng không thể quay lại thời kỳ đỉnh cao trước kia. Đến giữa thế kỷ thứ ba, một dịch bệnh không rõ nguồn gốc có tên Cyprian bùng phát khiến người La Mã rơi vào thảm cảnh. Khi đại dịch qua đi, đế quốc La Mã hoàn toàn thay đổi với hoàng đế mới, đồng tiền mới và kiểu xã hội mới.

Vào thế kỷ thứ 6, đế quốc đang hồi sinh dưới sự cai trị của hoàng đế Justinian lại phải đối mặt với dịch hạch, khúc dạo đầu cho đại dịch Cái Chết Đen thời Trung Cổ. Căn bệnh khủng khiếp đã lấy đi mạng sống của gần một nửa dân số La Mã.

Thủ phạm gây ra đại dịch này là Yersinia pestis, loại vi khuẩn tiến hóa cách đây khoảng 4.000 năm. Căn bệnh vốn xảy ra ở những loài gặm nhấm đào hang và sống theo đàn như sóc đất hay chuột nhảy gerbil. Tuy nhiên, đại dịch lịch sử lây lan qua ít nhất 5 con đường khác nhau: vi khuẩn, động vật gặm nhấm, chuột đen - loài chuột sống gần với người, bọ chét phát tán mầm bệnh và cuối cùng là con người.

Các bằng chứng về gene cho thấy vi khuẩn Yersinia pestis gây ra đại dịch thời đó bắt nguồn ở khu vực gần phía tây Trung Quốc. Chúng xuất hiện lần đầu ở bờ biển phía nam Địa Trung Hải, sau đó lan rộng qua hàng hóa vận chuyển cho người La Mã.

Việc đại dịch gây ra hậu quả thảm khốc như vậy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố tự nhiên như khí hậu đến yếu tố nhân tạo như hệ thống giao thương khiến mầm bệnh lây lan. Yếu tố tự nhiên trong sự sụp đổ của đế quốc La Mã giúp con người nhận ra sức mạnh khủng khiếp của môi trường có khả năng thay đổi vận mệnh nhân loại.

TIN LIÊN QUAN

Núi lửa có thể là nguyên nhân hủy diệt đế chế Ai Cập hùng mạnh của Nữ hoàng Cleopatra

Theo một nghiên cứu gần đây, sự phun trào của núi lửa có liên quan đến sự suy vong của vương triều Ptolemy hùng mạnh dưới thời nữ hoàng Cleopatra khoảng 2.000 năm trước. Ai Cập được biết đến và nổi tiếng khắp thế giới qua những câu truyện về nữ

Người đầu tiên tìm ra vắc-xin là ai?

Edward Jenner thành viên của Hội Hoàng Gia (17 tháng 5, năm 1749 – 26 tháng giêng, năm 1823) là một bác sỹ, nhà phẫu thuật người Anh, ông đã nghiên cứu môi trường tự nhiên xung quanh nơi ông sống và làm việc như một bác sỹ, một nhà phẫu thuật, một

Vua Ai Cập cổ đại có thể là “người khổng lồ” xa xưa nhất từng được biết đến

Thi hài một pharaoh Ai Cập cổ đại trị vì cách đây gần 5000 năm dường như có thân hình của người khổng lồ. Theo một nghiên cứu mới, hài cốt của một pharaoh, được cho là Vua Sanakhtis, là bằng chứng cổ xưa nhất của gigantism (bệnh khổng lồ) từng được

Israel: Bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 có khả năng miễn dịch với biến thể Delta lâu hơn

Nghiên cứu mới nhất của Israel cho thấy, những người mắc COVID-19 sau khi hồi phục thì khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể được phát triển tốt hơn, cũng như có thể bảo vệ cơ thể lâu dài hơn trong…

“Hội chứng người sói” có liên quan đến truyền thuyết người sói?

Chứng rậm lông là một tình trạng di truyền hiếm gặp, nó khiến những người mắc chứng bệnh này từ khi sinh ra đã đầy lông khắp cơ thể. Gần 100 trường hợp rậm lông, hay còn gọi là “hội chứng người sói”, đã được ghi nhận trong các tài liệu khoa họa và

Nghiên cứu cho thấy vắc-xin mRNA có thể ngăn chặn ung thư tuyến tụy

Vắc-xin RNA thông tin (mRNA) có thể là điều nóng nhất trong khoa học hiện nay, vì chúng đã giúp lật ngược tình thế chống lại COVID-19.

Dấu vết văn minh tiền sử: Khám phá bất ngờ tại rừng rậm nhiệt đới Amazon làm thay đổi lịch sử quốc gia…

Từ xưa tới nay, người ta vẫn nhìn nhận rằng khu rừng rậm Amazon mênh mông rộng lớn là hoàn toàn hoang dã và nguyên thủy. Tuy nhiên, rừng nhiệt đới Amazon có một ngọn đồi kéo dài hơn một héc-ta, được gọi là Montegrande và nhìn kỹ, có vẻ nó không

Cô gái người Hàn Quốc sợ hãi, khóc lóc khi bị kẻ gian lấy cắp ví ở Vũng Tàu

Cô gái người Hàn Quốc đến Việt Nam du lịch, khi lên tàu đi từ TP. Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) về lại TP. HCM thì phát hiện mất ví chứa tiền mặt và giấy tờ cá nhân đã vô cùng sợ hãi và khóc lóc.

THỦ THUẬT HAY

Tải font chữ full trọn bộ Tiếng Việt miễn phí đẹp nhất

Font chữ hay còn gọi là phông chữ hoặc kiểu chữ, là tập hợp các ký tự được thiết kế để đại diện cho các chữ cái, số và ký hiệu khác trong một ngôn ngữ. Font chữ thường được sử dụng để trình bày văn bản, tạo tiêu đề,

NavAway - Tinh chỉnh giúp ẩn thanh trạng thái và nút điều hướng trên iOS 11

Cụ thể hơn, tinh chỉnh NavAway sẽ làm cho thanh điều hướng và thanh trạng thái của iPhone biến mất khi thực hiện thao tác cuộn trong Cài đặt hệ thống hoặc một số ứng dụng có hỗ trợ thao tác cuộn, để hiển thị bạn chỉ

Biến phím Bixby trên Galaxy S8 và S8 Plus thành phím đa chức năng

Không chỉ khởi động Bixby bằng giọng nói (Hello Bixby), Samsung còn tạo hẳn một phím vật lý nhằm gọi nhanh Bixby, hỗ trợ quá trình sử dụng của người dùng.

3 cách sử dụng đồng hồ BeU B1 và BeU B2 giúp ích rất nhiều cho bạn

BeU là hãng đồng hồ thông minh giá rẻ của Việt Nam nhưng tính năng thì không kém gì các dòng đồng hồ cao cấp. Sau đây là 3 cách sử dụng đồng hồ BeU B1 và BeU B2...

Cách xóa lịch sử tìm kiếm Google vĩnh viễn

Google là công cụ hỗ trợ thông minh giúp người dùng tìm kiếm thông tin dễ dàng. Khi sử dụng, Google thường lưu trữ các dữ liệu bao gồm lịch sử tìm kiếm.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Asus Zenfone 3 Laser: màn hình sắc nét, hiệu năng cao

Bên cạnh những ưu điểm như màn hình sắc nét, hiệu năng cao và vận hành ổn định thì Asus Zenfone 3 Laser còn có một số nhược điểm đáng chú ý khác.

Khám phá bên trong Apple Watch Series 7: Có nhiều thay đổi so với thế hệ trước

Apple Watch Series 7 hiện là mẫu smartwatch mới nhất của Apple với nhiều cải tiến và nâng cấp. Mới đây, iFixit đem Apple Watch Series 7 lên “bàn mổ”. Vậy bên trong Apple Watch Series 7 có gì đặc biệt? Chúng ta cùng đi

Đánh giá LG W7 Signature phiên bản 65” giá 300 triệu

LG W7 Signature có thiết kế khác biệt so với tất cả các TV khác trên thị trường, nhưng nó cũng gây ra nhiều tranh cãi.